- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Yêu cầu bảo hộ sáng chế là nội dung quan trọng trong bản mô tả sáng chế, thể hiện được phạm vi bảo hộ về mặt pháp lý. Nó còn là nội dung được ví như “trái tim sáng chế” với gần như tất cả các đặc điểm nổi bật của sáng chế sẽ được thể hiện một lần nữa tại đây. Vậy, sẽ cần lưu ý gì về yêu cầu bảo hộ sáng chế khi soạn thảo hồ sơ đăng ký sáng chế?

1. Yêu cầu bảo hộ sáng chế là gì?

Với thủ tục đăng ký sáng chế, pháp luật sở hữu trí tuệ yêu cầu chủ sở hữu sáng chế phải nộp kèm theo đơn đăng ký các loại tài liệu nhất định. Trong đó có tài liệu, mẫu vật thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghệ được đăng ký, cụ thể là bản mô tả sáng chế.

Yêu cầu bảo hộ sáng chế là một nội dung quan trọng và bắt buộc trong Bản mô tả sáng chế. Trong khi phần mô tả thể hiện cụ thể và chi tiết nội dung bản chất sáng chế thì yêu cầu bảo hộ sáng chế sẽ giới hạn lại (xác định) phạm vi bảo hộ sáng chế về mặt pháp lý.

Yêu cầu bảo hộ sáng chế là một nội dung quan trọng và bắt buộc

2. Yêu cầu bảo hộ sáng chế cần thể hiện các nội dung gì?

Yêu cầu bảo hộ sáng chế phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp với phần mô tả và hình vẽ. Tuy nhiên, nội dung yêu cầu bảo hộ không được viện dẫn đến phần mô tả và hình vẽ, trừ trường hợp viện dẫn đến những phần không thể mô tả chính xác bằng lời.

Yêu cầu bảo hộ sáng chế như là cách chủ sở hữu vẽ ra một ranh giới cho sáng chế của mình bằng ngôn từ, theo đó cần thể hiện các nội dung sau đây:

- Các dấu hiệu kỹ thuật cơ bản cần và đủ để xác định được đối tượng, phân biệt đối tượng yêu cầu bảo hộ với các đối tượng đã biết. Các dấu hiệu kỹ thuật phải rõ ràng, chính xác và được chấp nhận trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng;

- Các thuật ngữ được sử dụng phải rõ ràng và thống nhất với các thuật ngữ được sử dụng trong phần mô tả;

- Phần “giới hạn” và “Phần khác biệt” nên được thể hiện (không bắt buộc):

+ “Phần giới hạn”: Nêu tên đối tượng và những dấu hiệu của đối tượng đó trùng với các dấu hiệu của đối tượng đã biết gần nhất và được nối với “Phần khác biệt” bởi cụm từ “khác biệt ở chỗ” hoặc “đặc trưng ở chỗ” hoặc các từ tương đương;

+ “Phần khác biệt”: Nêu các dấu hiệu khác biệt của đối tượng so với đối tượng đã biết gần nhất và các dấu hiệu này kết hợp với các dấu hiệu của "Phần giới hạn" cấu thành đối tượng yêu cầu bảo hộ.

Yêu cầu bảo hộ sáng chế vẽ ra ranh giới cho sáng chế bằng ngôn từ

- Một hoặc nhiều điểm yêu cầu bảo hộ đề cập đến một đối tượng yêu cầu bảo hộ và chỉ được thể hiện bằng một câu duy nhất. Điểm yêu cầu bảo hộ (gọi là điểm độc lập) có thể được cụ thể hóa bởi các điểm phụ thuộc để làm rõ hơn nhóm đối tượng yêu cầu được bảo hộ.

+ Trường hợp dùng nhiều điểm độc lập để thể hiện một nhóm đối tượng thì điểm độc lập không được viện dẫn đến các điểm khác của yêu cầu bảo hộ trừ khi việc viện dẫn nhằm mục đích tránh lặp nội dung;

+ Các điểm phụ thuộc phải được thể hiện ngay sau điểm độc lập mà chúng phụ thuộc.

- Các số chỉ dẫn thể hiện trong dấu ngoặc đơn, nếu đơn đăng ký có hình vẽ minh họa yêu cầu bảo hộ.

3. Một số lưu ý về yêu cầu bảo hộ sáng chế

Quy tắc cơ bản nhất khi trình bày yêu cầu bảo hộ sáng chế là ngắn gọn, súc tích và ít từ ngữ nhất có thể. Đồng thời, đối với yêu cầu bảo hộ sáng chế gồm nhiều điểm yêu cầu thì doanh nghiệp cần cân nhắc một số vấn đề khi trình bày, cụ thể:

- Một yêu cầu bảo hộ sáng chế rộng là yêu cầu có ít điểm yêu cầu bảo hộ, trong khi đó, với nhiều điểm yêu cầu bảo hộ sẽ làm hẹp đi phạm vi yêu cầu bảo hộ sáng chế.

- Hệ quả là, một yêu cầu bảo hộ sáng chế hẹp sẽ thể hiện rõ được sự khác biệt và dễ dàng được công nhận bảo hộ hơn. Ngược lại, nó lại cho phép đối thủ cạnh tranh dễ dàng tạo ra những sáng chế tương tự xâm nhập vào thị trường. Lúc này, doanh nghiệp lại gặp khó khăn khi xác định đó là hành vi xâm phạm sáng chế của mình vì phạm vi bảo hộ hẹp.

Cần lưu ý gì về nội dung yêu cầu bảo hộ?

Do đó, chủ sở hữu cần có sự cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng với nội dung sáng chế để quyết định về phạm vi yêu cầu bảo hộ. Vấn đề cốt lõi là yêu cầu bảo hộ vừa phải thể hiện được sự khác biệt “đủ lớn” để được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ, vừa có phạm vi bảo hộ “đủ rộng” để có thể bảo vệ quyền lợi của mình cùng khả năng chống lại hành vi xâm phạm quyền từ các đối thủ cạnh tranh.

Yêu cầu bảo hộ sáng chế hay phạm vi yêu cầu bảo hộ sáng chế là giới hạn, ranh giới được tạo ra từ ngôn từ và các nội dung (các điểm) yêu cầu bảo hộ. Đây cũng là một cơ sở quan trọng để Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá và quyết định có cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế này hay không. Do đó, ngoài việc đáp ứng các yêu cầu về hình thức, yêu cầu bảo hộ còn phải thể hiện được sự khác biệt và giới hạn pháp lý mà chủ sở hữu mong muốn được bảo hộ.

Vì sao phải đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là việc chủ sở hữu thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với sáng chế của mình với cơ quan nhà nước. Thực tế, khá nhiều cá nhân/ doanh nghiệp sau khi tạo ra sáng chế không nắm rõ việc phải đăng ký sáng chế như thế nào và hoạt động này mang lại những lợi ích gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích kỹ hơn về tầm quan trọng cũng như lợi ích từ việc đăng ký sáng chế.

Read more ...

Tác giả sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế không thể được tạo ra nếu không có sự đầu tư về trí óc và thời gian của tác giả. Để công nhận sự đóng góp đó, tác giả sáng chế sẽ được hưởng các quyền mà pháp luật trao cho nhằm bảo vệ và khuyến khích sự sáng tạo của tác giả.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là thủ tục yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế. Tuy vậy, do thời gian đăng ký kéo dài nên thông tin trong đơn đăng ký sáng chế và thông tin trên thực tế của chủ đơn có thể thay đổi. Đồng thời không phải lúc nào đơn đăng ký sáng chế cũng được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ. Vì thế, lúc này chủ đơn cần tiến hành thủ tục sửa đổi đơn đăng ký sáng chế.

Read more ...

Sáng chế là gì

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa cuộc sống con người ngày một trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Trong đó, không thể không kể đến những giá trị mà các sáng chế đã mang lại. Vậy, cần phải hiểu như thế nào là sáng chế và sáng chế có những đặc điểm, cách phân loại ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về những nội dung cơ bản của sáng chế!

Read more ...

Hướng dẫn đặt tên sáng chế

Tên sáng chế là thông tin đầu tiên và quan trọng đối với một sáng chế vì vậy việc đặt tên sáng chế cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Thông qua tên sáng chế, người đọc có thể nhận biết và định hướng sơ bộ được đối tượng, bản chất, công dụng của sáng chế. Dưới đây là một số hướng dẫn liên quan đến việc đặt tên sáng chế phục vụ cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế mà có thể bạn cần lưu ý.

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)