- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa cuộc sống con người ngày một trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Trong đó, không thể không kể đến những giá trị mà các sáng chế đã mang lại. Vậy, cần phải hiểu như thế nào là sáng chế và sáng chế có những đặc điểm, cách phân loại ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về những nội dung cơ bản của sáng chế!

1. Khái niệm sáng chế

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện nay, sáng chế được định nghĩa là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Từ đây, chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về sáng chế là những giải pháp có đặc tính kỹ thuật và tính mới do con người sáng tạo ra trong nhiều lĩnh vực để ứng dụng và phục vụ nhu cầu của cuộc sống.

Người sáng tạo ra sáng chế có thể là bất kỳ ai và không đòi hỏi phải được đào tạo trong lĩnh vực tương ứng. Do vậy, dù không phải là một kỹ sư thì bạn vẫn có thể tạo ra một sáng chế nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính bạn hay những điều mà bạn mong muốn.

Mỗi một sáng chế được tạo ra cần đáp ứng các yêu cầu nhất định

Ví dụ: bạn là một nông dân làm vườn và chăm lo các việc đồng áng, bạn cảm thấy mình phải bỏ quá nhiều công sức ra để tưới cây hay phun thuốc trừ sâu cho cây trồng của mình. Vì thế, bạn đã tạo ra một hệ thống tưới tiêu đồng thời phun thuốc trừ sâu để giảm công sức của mình khi làm việc. Bạn đã lên phương án cũng như chuẩn bị toàn bộ vật liệu để chế tạo cũng như đưa ra quy trình hoạt động cho hệ thống đó đồng thời thực nghiệm thành công trên thực tế.

Khi đó, hệ thống tưới tiêu đó là một sáng chế mà bạn tạo ra. Tuy nhiên, hệ thống tưới tiêu này cần đáp ứng các điều kiện nhất định như phải hoàn toàn mới, không sử dụng ý tưởng từ một quy trình đã có của người khác, có khả năng áp dụng công nghiệp,... để được xem là sáng chế.

2. Đặc điểm của sáng chế

Sáng chế để tồn tại trên thực tế và được pháp luật bảo hộ phải mang những đặc điểm nhất định, cụ thể như sau:

- Thứ nhất, sáng chế phải là sản phẩm hoặc quy trình do con người tạo ra chứ không phải là những gì tồn tại trong tự nhiên được con người phát hiện ra. Theo đó, yếu tố “do con người tạo ra” là dấu hiệu để phân biệt giữa sáng chế và các khái niệm khác như “phát minh” v.v…

Bởi lẽ, phát minh là việc con người phát hiện và giải thích một sự vật, hiện tượng tồn tại khách quan ngoài thế giới tự nhiên. Trong khi đó, sáng chế phải là việc tạo ra một cái mới như một sản phẩm trong đó bao gồm thiết bị, sự kết hợp các chất, một phương pháp, quy trình mới hoặc có thể là sự bổ sung cải tiến các sản phẩm đã biết mang tính đột phá trên cơ sở ứng dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật.

- Thứ hai, sáng chế phải giải quyết được một vấn đề kỹ thuật cụ thể bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Có nghĩa rằng những ý tưởng mang tính lý thuyết mà không có giá trị thực nghiệm trên thực tế cuộc sống thì không được coi là sáng chế. Đồng thời, sáng chế đó cần là kết quả vận dụng một “quy luật tự nhiên” như các định luật vật lý, sinh học,... thay vì các quy luật xã hội như quy luật kinh tế, kinh doanh v.v…

Sáng chế cần có những đặc điểm mà pháp luật quy định

Ví dụ: Ông Vương Hùng Nam ở Cao Bằng đã chế tạo máy bóc lạc có tay quay và cải tiến máy thái thức ăn gia súc bằng gỗ có mô tơ. Đây được coi là một sáng chế độc đáo vì giải quyết được vấn đề kỹ thuật là bóc lạc tay của con người, có giá trị tiết kiệm công sức lao động trên thực tế bằng cách áp dụng các quy luật tự nhiên vào động cơ của máy.

3. Phân loại sáng chế

Hiện nay, trên thế giới có nhiều cách phân loại sáng chế, tuy nhiên pháp luật Việt Nam quy định sáng chế được tồn tại thông qua hai dạng chủ yếu là “sản phẩm” hoặc “quy trình”. Sáng chế là sản phẩm được thể hiện qua các dạng như:

- Dạng vật thể: được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo, được đặc trưng bởi các dấu hiệu, chi tiết về kết cấu liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định. Ví dụ: thiết bị, máy móc, dụng cụ, linh kiện v.v…

- Dạng chất thể: được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu, đặc điểm về sự hiện diện, tỉ lệ, trạng thái các phân tử tạo thành và có một chức năng nhất định như: vật liệu, dược phẩm, thực phẩm, chất liệu v.v…

- Dạng vật liệu sinh học: được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm có chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người; có khả năng tự tái tạo lại như gen/biến đổi gen. Ví dụ: các loại vật phẩm sinh học để phân hủy chất thải vô cơ, hữu cơ v.v…

Sáng chế tồn tại dưới hai dạng chủ yếu là “sản phẩm” và “quy trình”

Sáng chế là quy trình được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định cách thức tiến hành một quá trình, một công việc. Quy trình này được xác định bởi các đặc điểm về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được một mục đích nhất định như: quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý...

Ví dụ: quy trình chế biến ướp trà hương của Kỹ sư Phạm Thị Hạnh cùng với các cộng sự của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã tiết kiệm thời gian chế biến xuống một nửa mà vẫn đảm bảo giữ nguyên mùi vị, hương thơm như phương pháp cho người làm trà ướp hương.

Sáng chế là một đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ độc quyền. Việc tạo ra một sáng chế là không hề đơn giản, đòi hỏi người tạo ra sáng chế phải bỏ ra một khối lượng thời gian, công sức và tiền bạc đáng kể. Do đó, khi một sáng chế được tạo ra thành công thì chủ sở hữu sáng chế cần xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho sáng chế đó để được nhà nước bảo hộ!

Vì sao phải đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là việc chủ sở hữu thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với sáng chế của mình với cơ quan nhà nước. Thực tế, khá nhiều cá nhân/ doanh nghiệp sau khi tạo ra sáng chế không nắm rõ việc phải đăng ký sáng chế như thế nào và hoạt động này mang lại những lợi ích gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích kỹ hơn về tầm quan trọng cũng như lợi ích từ việc đăng ký sáng chế.

Read more ...

Tác giả sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế không thể được tạo ra nếu không có sự đầu tư về trí óc và thời gian của tác giả. Để công nhận sự đóng góp đó, tác giả sáng chế sẽ được hưởng các quyền mà pháp luật trao cho nhằm bảo vệ và khuyến khích sự sáng tạo của tác giả.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là thủ tục yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế. Tuy vậy, do thời gian đăng ký kéo dài nên thông tin trong đơn đăng ký sáng chế và thông tin trên thực tế của chủ đơn có thể thay đổi. Đồng thời không phải lúc nào đơn đăng ký sáng chế cũng được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ. Vì thế, lúc này chủ đơn cần tiến hành thủ tục sửa đổi đơn đăng ký sáng chế.

Read more ...

Hướng dẫn đặt tên sáng chế

Tên sáng chế là thông tin đầu tiên và quan trọng đối với một sáng chế vì vậy việc đặt tên sáng chế cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Thông qua tên sáng chế, người đọc có thể nhận biết và định hướng sơ bộ được đối tượng, bản chất, công dụng của sáng chế. Dưới đây là một số hướng dẫn liên quan đến việc đặt tên sáng chế phục vụ cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế mà có thể bạn cần lưu ý.

Read more ...

Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế

Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế là cụm từ gọi tắt của hoạt động duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Đây là thủ tục được thực hiện hàng năm nhằm duy trì tình trạng bảo hộ trong thời gian bảo hộ luật định. Theo đó, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ, nộp lệ phí duy trì hiệu lực và thực hiện theo quy trình mà pháp luật quy định. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin về duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế.

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)