- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Tên sáng chế là thông tin đầu tiên và quan trọng đối với một sáng chế vì vậy việc đặt tên sáng chế cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Thông qua tên sáng chế, người đọc có thể nhận biết và định hướng sơ bộ được đối tượng, bản chất, công dụng của sáng chế. Dưới đây là một số hướng dẫn liên quan đến việc đặt tên sáng chế phục vụ cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế mà có thể bạn cần lưu ý.

1. Tên sáng chế là gì?

Quy trình, sản phẩm sau khi được tác giả sáng tạo ra cần có một tên gọi để sử dụng và phân biệt với các sáng chế khác. Ngoài chức năng gọi tên và nhận biết thông thường, tên sáng chế còn là tên gọi của sáng chế được nêu trong Tờ khai đăng ký, Bản mô tả, Bản tóm tắt và các tài liệu khác liên quan đến sáng chế khi chủ sở hữu có yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp này.

Tên sáng chế là yếu tố quan trọng trong hồ sơ yêu cầu bảo hộ sáng chế

Sáng chế muốn được bảo hộ cần đáp ứng rất nhiều điều kiện khác nhau, trong đó, tên sáng chế cũng là một yếu tố hết sức quan trọng. Tên sáng chế không thể đặt một cách tùy tiện theo ý chủ quan của tác giả mà cần ngắn gọn, rõ ràng, thể hiện vắn tắt dạng đối tượng, chức năng cũng như công dụng của giải pháp kỹ thuật đó.

Sáng chế là một phần bắt buộc trong nội dung mô tả sáng chế, được pháp luật hướng dẫn cụ thể về các yêu cầu nhất định khi đặt tên. Nói cách khác, việc đặt tên sáng chế chính xác cũng là điều kiện cần để hợp lệ hoá hồ sơ đăng ký. Do đó, hiểu rõ và đặt tên phù hợp sẽ giúp chủ đơn tiết kiệm được thời gian, chi phí sửa chữa và được cấp văn bằng bảo hộ sớm nhất có thể (nếu được).

2. Yêu cầu đối với tên sáng chế

Tên sáng chế là thông tin đầu tiên và cơ bản nhất được nhắc đến tại Tờ khai đăng ký sáng chế. Đây cũng là nội dung bắt buộc cần thể hiện tại Bản mô tả và Bản tóm tắt sáng chế. Theo đó, tên sáng chế được đặt cần đáp ứng các yêu cầu nhất định do pháp luật quy định.

- Thứ nhất, tên sáng chế phải thể hiện vắn tắt đối tượng hoặc các đối tượng được đăng ký. Có nghĩa rằng, tên sáng chế phải thể hiện được dạng của đối tượng và khiến người đọc vừa biết đến tên của sáng chế đã có thể hình dung ngay đến đối tượng mà sáng chế đó yêu cầu bảo hộ.

- Thứ hai, tên sáng chế phải phù hợp với bản chất của đối tượng yêu cầu bảo hộ. Theo đó, tên sáng chế được đặt cần có mức độ liên quan nhất định đến chức năng hoặc công dụng của đối tượng sáng chế đó. Đồng thời, tên sáng chế phải phù hợp với bản chất của sáng chế được thể hiện chi tiết trong phần mô tả và phản ánh đầy đủ các đối tượng chính nêu trong yêu cầu bảo hộ.

- Thứ ba, tên sáng chế phải tương ứng với phạm vi bảo hộ. Điều này có nghĩa là nếu yêu cầu bảo hộ bao gồm nhiều đối tượng khác nhau thì tên sáng chế phải phản ánh điều đó. Ví dụ: Yêu cầu bảo hộ gồm quy trình, phương pháp, thiết bị sản xuất của một chất thì tên sáng chế phải là “Quy trình, phương pháp và thiết bị sản xuất chất”.

Để đặt một cái tên phù hợp cho sáng chế cần đáp ứng nhiều yêu cầu

- Thứ tư, tên sáng chế không nên chứa các tính từ như mới, tối ưu, ưu việt hoặc những từ ngữ không rõ nghĩa, những ký hiệu không phù hợp với bản chất của sáng chế. Chúng được xem là những thông tin không cần thiết khi bản chất của sáng chế để được bảo hộ cần đáp ứng điều kiện về tính mới và khả năng ứng dụng của chính nó.

- Thứ năm, tên sáng chế phải ngắn gọn, rõ ràng, không được mang tính chất khuếch trương hoặc quảng cáo và không được lấy tên thương mại của sản phẩm hoặc các ký hiệu riêng, chữ viết tắt đặt tên cho sáng chế. Đồng thời, các cụm từ mở đầu khi đặt tên cho sáng chế như giải pháp, cải tiến, công nghệ,... cũng được xem là không thể hiện được bản chất đối tượng sáng chế yêu cầu bảo hộ.

3. Hướng dẫn cách đặt tên sáng chế

Việc đặt tên sáng chế phù hợp với các yêu cầu trên cần có sự linh động, tương ứng và phụ thuộc vào đối tượng, bản chất của sáng chế mà tác giả tạo ra. Cụ thể:

- Đối với đơn đăng ký sáng chế bao gồm nhiều đối tượng thì chủ đơn có thể đặt tên với mô típ “quy trình/phương pháp/thiết bị + chức năng…”, ví dụ như quy trình xử lý rác thải; quy trình, phương pháp khử mùi chất thải sinh hoạt,...

- Đối với sáng chế là sản phẩm thì có thể đặt tên một cách cụ thể theo chức năng như: dụng cụ tách vỏ lạc v.v…

- Đối với đối tượng trong đơn đăng ký sáng chế là hợp chất hoá học, vật liệu sinh học thì tên đối tượng phải phù hợp với nguyên tắc đặt tên áp dụng trong lĩnh vực hoá học, sinh học tương ứng.

Tên sáng chế phù thuộc vào đối tượng mà chủ đơn yêu cầu bảo hộ

Chủ đơn cũng có thể dùng tên đang được sử dụng phổ biến để đặt tên cho sáng chế của mình miễn rằng tên đó đáp đứng được các yêu cầu của cơ quan nhà nước. Trường hợp chủ đơn đăng ký cho cả sáng chế phụ thuộc thì tên sáng chế phụ thuộc phải trùng với tên sáng chế cơ bản.

Nhìn chung, để thể hiện được dạng của đối tượng yêu cầu bảo hộ, tên sáng chế cần được mở đầu bằng các từ như quy trình, phương pháp, thiết bị, chế phẩm, hợp chất,... và sau đó là cụm từ chỉ chức năng của đối tượng như làm sạch, xử lý rác thải, diệt cỏ,…

Đặt tên sáng chế là một trong những công việc quan trọng khi thực hiện việc đăng ký sáng chế. Do đó, để không ảnh hưởng đến quá trình yêu cầu nhà nước bảo hộ độc quyền, chủ đơn cần nắm rõ được các yêu cầu cơ bản cũng như định hướng được cách đặt tên sáng chế sao cho chính xác và phù hợp nhất.

Vì sao phải đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là việc chủ sở hữu thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với sáng chế của mình với cơ quan nhà nước. Thực tế, khá nhiều cá nhân/ doanh nghiệp sau khi tạo ra sáng chế không nắm rõ việc phải đăng ký sáng chế như thế nào và hoạt động này mang lại những lợi ích gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích kỹ hơn về tầm quan trọng cũng như lợi ích từ việc đăng ký sáng chế.

Read more ...

Tác giả sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế không thể được tạo ra nếu không có sự đầu tư về trí óc và thời gian của tác giả. Để công nhận sự đóng góp đó, tác giả sáng chế sẽ được hưởng các quyền mà pháp luật trao cho nhằm bảo vệ và khuyến khích sự sáng tạo của tác giả.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là thủ tục yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế. Tuy vậy, do thời gian đăng ký kéo dài nên thông tin trong đơn đăng ký sáng chế và thông tin trên thực tế của chủ đơn có thể thay đổi. Đồng thời không phải lúc nào đơn đăng ký sáng chế cũng được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ. Vì thế, lúc này chủ đơn cần tiến hành thủ tục sửa đổi đơn đăng ký sáng chế.

Read more ...

Sáng chế là gì

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa cuộc sống con người ngày một trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Trong đó, không thể không kể đến những giá trị mà các sáng chế đã mang lại. Vậy, cần phải hiểu như thế nào là sáng chế và sáng chế có những đặc điểm, cách phân loại ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về những nội dung cơ bản của sáng chế!

Read more ...

Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế

Duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế là cụm từ gọi tắt của hoạt động duy trì hiệu lực bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Đây là thủ tục được thực hiện hàng năm nhằm duy trì tình trạng bảo hộ trong thời gian bảo hộ luật định. Theo đó, chủ sở hữu cần chuẩn bị hồ sơ, nộp lệ phí duy trì hiệu lực và thực hiện theo quy trình mà pháp luật quy định. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin về duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế.

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)