- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Sáng chế là đối tượng sở hữu công nghiệp khá đặc biệt, tùy vào điều kiện bảo hộ mà kết quả của đơn đăng ký có thể là Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Tuy vậy, về cơ bản, khi xem xét một đơn đăng ký sáng chế, Cục Sở hữu trí tuệ cũng đi thẩm định lần lượt qua các điều kiện như tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

1. Tuỳ loại văn bằng bảo hộ mà điều kiện bảo hộ sáng chế có sự khác nhau

Sáng chế được yêu cầu bảo hộ (nộp đơn đăng ký sáng chế) có thể được bảo hộ dưới dạng Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Khi đó, sáng chế cần đáp ứng các điều kiện bảo hộ tương ứng khác nhau, cụ thể:

- Bằng độc quyền sáng chế: (1) có tính mới; (2) có trình độ sáng tạo; (3) có khả năng áp dụng công nghiệp.

- Bằng độc quyền giải pháp hữu ích: (1) có tính mới; (2) có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế cần đáp ứng các điều kiện nhất định để được bảo hộ

Tất nhiên, ngoài các điều kiện trên thì chủ đơn cũng cần chú ý điều kiện đầu tiên được coi là tiên quyết. Đó là, sáng chế đăng ký bảo hộ không không rơi vào danh sách các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế, cụ thể:

- Phát minh, lý thuyết khoa học hay phương pháp toán học;

- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh;

- Chương trình máy tính;

- Cách thức thể hiện thông tin;

- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

- Giống thực vật/ động vật;

- Quy trình sản xuất thực vật/ động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không là quy trình vi sinh;

- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

2. Tính mới của sáng chế

Sáng chế được coi là có tính mới nếu nó chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc ngày ưu tiên (đối với đơn hưởng quyền ưu tiên).

Một giải pháp kỹ thuật được đánh giá là có tính mới khi không tìm ra giải pháp kỹ thuật đối chứng. Hoặc có, nhưng có ít nhất một dấu hiệu cơ bản khác biệt giúp chúng thể hiện được tính mới của chính mình so với các đối chứng khác.

Sáng chế chưa được bộc lộ công khai trước đó

Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó, ví dụ như nhân viên tổ nghiên cứu, văn thư phụ trách, người chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế,...

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung vào năm 2019 có quy định rõ về các trường hợp sáng chế không bị coi là mất tính mới. Cụ thể:

- Người có quyền đăng ký sáng chế hoặc người có được thông tin về sáng chế (một cách trực tiếp/gián tiếp) từ người có quyền đăng ký đã bộc lộ sáng chế công khai, và đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày bộc lộ công khai đó.

- Sáng chế được bộc lộ công khai trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ do Cục Sở hữu trí tuệ cấp do quá trình công bố không phù hợp quy định hoặc do người không có quyền đăng ký nộp.

3. Tính sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Sáng chế cần là một bước tiến sáng tạo

Trong đó, giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ công khai trong vòng 12 tháng do chính người có quyền nộp đơn hoặc người có thông tin từ người quyền nộp đơn không là cơ sở để đánh giá trình bộ sáng tạo của sáng chế đó. Ngoài ra, đơn đăng ký hoặc văn bằng bảo hộ đối với sáng chế đó do người không có quyền đăng ký nộp hay quá trình công bố sáng chế không phù hợp cũng không là căn cơ sở để đánh giá tính sáng tạo.

Sáng chế không được xem là có tính sáng tạo, nếu:

- Nó là tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt mang tính hiển nhiên (bất kỳ người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng cũng biết rằng cần tập hợp các dấu hiệu đó để đạt được mục đích/ chức năng tương ứng).

- Nó là tập hợp các dấu hiệu cơ bản khác biệt đã được bộc lộ dưới dạng đồng nhất hoặc tương đương trong một/ một số giải pháp kỹ thuật nào đó đã biết trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc.

- Nó là sự kết hợp đơn giản của các giải pháp kỹ thuật được biết với chức năng, mục đích và hiệu quả cũng là sự kết hợp đơn giản từ chức năng, mục đích và hiệu quả của từng giải pháp kỹ thuật đã biết.

4. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Có khả năng thực hiện hàng loạt và mang lại kết quả ổn định

Trong đó, sáng chế được coi là có thể thực hiện được nếu giải pháp kỹ thuật được thể hiện một cách rõ ràng, đầy đủ đến mức cho phép người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng cũng có thể sử dụng, khai thác hoặc thực hiện giải pháp đó. Đồng thời, việc thực hiện đó khi lặp đi lặp lại nhiều lần đều có kết quả giống nhau và giống với kết quả trong bản mô tả sáng chế.

Tuy loại văn bằng bảo hộ điều kiện bảo hộ sáng chế cũng có sự khác nhau. Tuy vậy, điểm trọng yếu nhất nhất đánh giá bất kỳ một đối tượng sở hữu công nghiệp nói chung và sáng chế nói riêng là việc căn cứ trên các sáng chế đã bộc lộ trước đó để xác định tính mới, tính sáng tạo,... Do đó, chủ sở hữu sáng chế nên thực hiện thủ tục đăng ký sớm nhất có thể để được xác lập quyền và công nhận bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam.

Vì sao phải đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là việc chủ sở hữu thực hiện thủ tục xác lập quyền đối với sáng chế của mình với cơ quan nhà nước. Thực tế, khá nhiều cá nhân/ doanh nghiệp sau khi tạo ra sáng chế không nắm rõ việc phải đăng ký sáng chế như thế nào và hoạt động này mang lại những lợi ích gì? Bài viết sau đây sẽ phân tích kỹ hơn về tầm quan trọng cũng như lợi ích từ việc đăng ký sáng chế.

Read more ...

Tác giả sáng chế

Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế không thể được tạo ra nếu không có sự đầu tư về trí óc và thời gian của tác giả. Để công nhận sự đóng góp đó, tác giả sáng chế sẽ được hưởng các quyền mà pháp luật trao cho nhằm bảo vệ và khuyến khích sự sáng tạo của tác giả.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký sáng chế

Đăng ký sáng chế là thủ tục yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế. Tuy vậy, do thời gian đăng ký kéo dài nên thông tin trong đơn đăng ký sáng chế và thông tin trên thực tế của chủ đơn có thể thay đổi. Đồng thời không phải lúc nào đơn đăng ký sáng chế cũng được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận hợp lệ. Vì thế, lúc này chủ đơn cần tiến hành thủ tục sửa đổi đơn đăng ký sáng chế.

Read more ...

Sáng chế là gì

Sự phát triển của khoa học công nghệ đã đưa cuộc sống con người ngày một trở nên tiện nghi và hiện đại hơn. Trong đó, không thể không kể đến những giá trị mà các sáng chế đã mang lại. Vậy, cần phải hiểu như thế nào là sáng chế và sáng chế có những đặc điểm, cách phân loại ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc về những nội dung cơ bản của sáng chế!

Read more ...

Hướng dẫn đặt tên sáng chế

Tên sáng chế là thông tin đầu tiên và quan trọng đối với một sáng chế vì vậy việc đặt tên sáng chế cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Thông qua tên sáng chế, người đọc có thể nhận biết và định hướng sơ bộ được đối tượng, bản chất, công dụng của sáng chế. Dưới đây là một số hướng dẫn liên quan đến việc đặt tên sáng chế phục vụ cho việc nộp đơn đăng ký sáng chế mà có thể bạn cần lưu ý.

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)