
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chỉ có hiệu lực 10 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký, vì vậy mà chủ sở hữu cần gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu để tiếp tục được pháp luật bảo hộ nhãn hiệu đó. Việc gia hạn hiệu lực cần được chú ý thực hiện theo đúng quy trình pháp luật quy định như yêu cầu về hồ sơ xin gia hạn, mốc thời gian để được yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Giám định nhãn hiệu là dịch vụ công được thực hiện bởi Tổ chức giám định được cấp phép thành lập khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Nội dung giám định nhằm đánh giá và đưa ra kết luận cho các vấn đề liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung, nhãn hiệu nói riêng. Đây sẽ là cơ sở hỗ trợ quan trọng để bạn có thể thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình.

Bên cạnh tờ khai, người nộp đơn đăng ký cần chuẩn bị nhiều tài liệu kèm theo để hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, biên lai đóng phí, lệ phí đăng ký cũng là giấy tờ bắt buộc cần có để chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn hợp lệ. Cùng Trường Luật tìm hiểu rõ hơn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ bao gồm những gì qua bài viết dưới đây nhé!

Nhãn hiệu có cần đăng ký hay không là vấn đề mà rất nhiều cá nhân/ doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Tuy không là thủ tục bắt buộc nhưng đây thực sự là hoạt động cần thiết và mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế. Hy vọng những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động đăng ký nhãn hiệu.

Nhãn hiệu là thuật ngữ vô cùng thân quen, được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ mang lại giá trị to lớn về kinh tế cho cá nhân/ doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp, giá trị mà nhãn hiệu mang lại càng tăng cao qua thời gian.