- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Thời gian đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ thời điểm tiếp nhận đơn, qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung cho đến khi có kết quả cuối cùng. Pháp luật quy định thời gian xử lý cho mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, do nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thời gian gần đây liên tục tăng cùng tính chất đặc thù của thủ tục hành chính mà thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn trên thực tế.

1. Thời gian đăng ký nhãn hiệu là gì?

Thời gian đăng ký nhãn hiệu là từ tổng thời gian thực hiện quy trình đăng ký nhãn hiệu đến khi hoàn thành. Nó được tính từ khi người nộp đơn nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho Cục Sở hữu trí tuệ đến khi có kết quả cuối cùng là quyết định cấp hoặc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài 12 tháng

Thông thường, quá trình này mất 12 tháng, tuy nhiên thực tế từ nhu cầu đăng ký nhãn hiệu mỗi năm là quá lớn, thời gian xem xét có thể sẽ mất 18-24 tháng tùy thời điểm. Ngoài ra, khi đơn đăng ký nhãn hiệu có thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, tách, chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu, thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn.

2. Thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài bao lâu?

Đối với một đơn đăng ký nhãn hiệu, thông thường sẽ trải qua 05 giai đoạn từ: Tiếp nhận -> Thẩm định hình thức -> Công bố đơn -> Thẩm định nội dung -> Kết quả cuối cùng.

2.1. Tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu

Chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu ngay khi hồ sơ đăng ký có ít nhất những tài liệu như:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu có đủ thông tin người nộp đơn, mẫu nhãn hiệu cùng danh mục sản phẩm/dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đó;

- Chứng từ như biên lai nộp lệ phí nhà nước.

Việc thiếu các tài liệu cần thiết như Giấy ủy quyền khi đơn đăng ký nhãn hiệu nộp thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như Trường Luật có thể được bổ sung sau đó. Tương tự, các tài liệu minh chứng khác (tùy nhãn hiệu đăng ký) cũng có thể được bổ sung cho đơn đăng ký sau khi có yêu cầu.

2.2. Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu

Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu là quá trình đánh giá tính hợp lệ của đơn về mặt hình thức. Một số nội dung cần lưu ý như: hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu theo mẫu, đối tượng không được bảo hộ, người nộp đơn không có quyền đăng ký nhãn hiệu, đơn được nộp trái với quy định về cách thức nộp đơn, không đóng hoặc đóng không đủ lệ phí nhà nước,...

Thẩm định hình thức đơn mất 01 tháng

Kết quả của quá trình thẩm định đơn thường là Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ. Trường hợp, xét thấy đơn còn thiếu sót về hình thức, Cục có thể ra Thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ, đồng thời ấn định thời gian phản hồi và sửa chữa thiếu sót. Nếu quá hạn mà người nộp đơn không có sửa đổi bổ sung thiếu sót hoặc ý kiến phản hồi không xác đáng thì Cục sẽ ra Thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ.

Pháp luật quy định quá trình thẩm định hình thức đơn cần được thực hiện trong vòng 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn đăng ký. Tuy vậy, quá trình này có thể kéo dài hơn trên thực tế vì số lương đơn đăng ký nhãn hiệu mỗi năm là rất lớn. Trong khi đó, chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ cần thực hiện việc xem xét đánh giá hình thức đơn một cách cẩn thận, làm tiền đề cho các công đoạn về sau.

2.3. Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu

Nhãn hiệu sau khi được Thông báo chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ sẽ được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp. Việc làm này như một cách thông báo đến mọi người về việc có cá nhân/ doanh nghiệp đã tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu nêu trên. Cùng lúc đó, người khác cũng có quyền nộp đơn yêu cầu không cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đó nếu xét thấy nhãn hiệu đó xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Việc công bố đơn đăng ký nhãn hiệu cần được thực hiện trong vòng 02 tháng sau khi có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ. Nội dung công báo sẽ bao gồm một số thông tin cơ bản như số đơn, mẫu nhãn hiệu đăng ký cùng danh mục sản phẩm/ dịch vụ đăng ký, thông tin tên và địa chỉ Chủ đơn, thông tin tên và địa chỉ Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ như Trường Luật (khi Khách hàng nộp đơn thông qua đại diện),...

2.4. Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu

Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là việc thẩm định viên xem xét liệu nhãn hiệu có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Thông thường, các nội dung được xem xét sẽ là: đánh giá nhãn hiệu có khả năng phân biệt hay không? nhãn hiệu đăng ký có phải là nhãn hiệu liên kết hay không?.... Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo cấp văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí cấp bằng.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài 12 tháng

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu được xét thấy có thể không đáp ứng một trong các điều kiện bảo hộ, Cục sẽ ra Thông báo kết quả thẩm định nội dung với thông tin dự định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, đồng thời ấn định thời gian để người nộp đơn có ý kiến phản hồi. Hết thời gian 03 tháng, nếu người nộp đơn không phản hồi hoặc ý kiến phản hồi không xác đáng thì Cục sẽ ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Ngược lại, nếu xét thấy ý kiến phản hồi hợp lý, Cục vẫn sẽ ra Thông báo cấp văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí cấp bằng. Pháp luật quy định thời gian thẩm định nội dung với đơn đăng ký nhãn hiệu là 09 tháng kể từ khi công bố đơn. Tuy vậy, thời gian này có thể kéo dài trên thực tế vì số lượng đơn đăng ký quá nhiều khiến lượng công việc trở nên quá tải.

2.5. Kết quả cuối cùng

Đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ và được đóng lệ phí cấp bằng trong thời hạn quy định sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp không đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ bị ra Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

Cấp giấy chứng nhận cho nhãn hiệu đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ

3. Làm sao để rút ngắn thời gian đăng ký nhãn hiệu tối ưu nhất?

Từ thực tiễn quá trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu hiện nay, Khách hàng vẫn có thể có sự chuẩn bị chu đáo để rút ngắn thời gian đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể, người nộp đơn có thể lưu ý một số vấn đề như:

- Tra cứu nhãn hiệu ban đầu để đánh giá sơ bộ, có sự thay đổi phương án nếu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của người khác;

- Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và nộp lệ phí một cách đầy đủ và chính xác để tiết kiệm thời gian sửa chữa, bổ sung;

- Theo dõi và chủ động nộp Công văn đề nghị Quý Cục sớm ra kết quả thẩm định nội dung khi thấy đến hạn mà chưa có kết quả.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu là tổng thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xử lý từ lúc tiếp nhận đến khi ra kết quả cuối cùng đối với mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu. Để thời gian đăng ký được rút ngắn nhất có thể, chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Trường Luật để được hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu và chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu một cách chu đáo và đầy đủ nhất.

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không là công việc bắt buộc nhưng lại được đánh giá là vô cùng quan trọng và cần thiết mà bạn nên thực hiện trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc này giúp bạn tìm kiếm xem có ai đã đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây với nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với bạn hay chưa? Tuy vậy, thực tế không hẳn ai cũng có thể tự mình tra cứu nhãn hiệu một cách hiệu quả.

Read more ...

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là giấy tờ quan trọng cần được chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ. Là văn bản mang tính quy chuẩn nên tờ khai đăng ký được pháp luật quy định rõ về mẫu cũng như cách điền thông tin như thế nào để hợp lệ. Cùng tìm hiểu xem tờ khai đăng ký nhãn hiệu gồm những gì và những lưu ý nào cần được chú ý khi điền tờ khai nhé!

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình kinh doanh trên thực tế, việc thay đổi tên và địa chỉ kinh doanh là sự việc khá phổ biến hiện nay. Để thống nhất thông tin kinh doanh và thông tin chủ đơn trên đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế, việc này cũng hỗ trợ rất lớn cho quá trình theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến đơn đăng ký sau này.

Read more ...

Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai khái niệm gây khá nhiều nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ những sự tương đồng về hình thức mà nhãn hiệu và tên thương mại đôi khi còn được sử dụng chung một mục đích. Tuy nhiên, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc bảo hộ cũng như phân biệt hai khái niệm này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại qua bài viết sau đây!

Read more ...

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai thuật ngữ thường dùng nhưng cũng dễ gây nhầm lẫn. Hiện nay, rất nhiều cá nhân/ tổ chức vẫn chưa hiểu rõ đây là hai khái niệm phân biệt mà nhầm tưởng chúng là một và đều nhằm chỉ đối tượng nhãn hiệu. Cùng đánh giá sự khác biệt giữa chúng qua bài viết dưới đây khi phân tích dưới góc độ khái niệm bản chất, quá trình sử dụng cũng như vấn đề đăng ký bảo hộ theo pháp luật hiện hành nhé!

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)