- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai khái niệm gây khá nhiều nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ những sự tương đồng về hình thức mà nhãn hiệu và tên thương mại đôi khi còn được sử dụng chung một mục đích. Tuy nhiên, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc bảo hộ cũng như phân biệt hai khái niệm này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại qua bài viết sau đây!

1. Khái niệm Nhãn hiệu và Tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau theo các cách định nghĩa của pháp luật Sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Cụ thể, Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau."

Trong khi đó, tên thương mại lại được định nghĩa tại Khoản 21 Điều này rằng: "Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh."

Như vậy, nhãn hiệu thường gắn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp còn tên thương mại lại dùng để phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Mỗi doanh nghiệp thường có thể có một hoặc nhiều nhãn hiệu gắn với nhiều sản phẩm, dịch vụ khác nhau tuỳ theo nhu cầu, trong khi đó tên thương mại của doanh nghiệp thì chỉ có một.

Nhãn hiệu và Tên thương mại là hai khái niệm khác nhau

2. Phân biệt Nhãn hiệu và Tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại được phân biệt bởi những điểm khác nhau đáng kể, có thể kể đến một số yếu tố sau:

2.1. Về dấu hiệu

Điểm phân biệt dấu hiệu nhận biết nhãn hiệu và tên thương mại là dựa vào hình thức mà hai đối tượng này tồn tại. Cụ thể:

- Nhãn hiệu có thể là dòng chữ có nghĩa hoặc không có nghĩa, thường là sự kết hợp giữa những từ ngữ hình ảnh, biểu tượng, được thiết kế đặc biệt hoặc cách điệu và bắt buộc phải có khả năng phân biệt theo quy định của pháp luật.

- Tên thương mại chỉ đơn thuần là một cái tên, bao gồm từ ngữ tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, và được kết cấu theo hai phần: phần mô tả và phần phân biệt. Phần mô tả là một tập hợp các từ có nghĩa, mô tả tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Ví dụ: Công ty bánh mứt kẹo, Công ty cà phê, Công ty gốm sứ, Công ty thủy hải sản v.v… Phần phân biệt là tập hợp các chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa. Ví dụ: Hà Nội, Trung Nguyên, Minh Long v.v…

Sự khác biệt giữa Nhãn hiệu và Tên thương mại dựa trên nhiều yếu tố

2.2. Về điều kiện, phạm vi và thời gian bảo hộ

Điều kiện, phạm vi và thời gian bảo hộ của nhãn hiệu và tên thương mại hoàn toàn khác nhau. Để được bảo hộ tại Việt Nam, nhãn hiệu bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng), còn tên thương mại thì được bảo hộ khi sử dụng hợp pháp mà không cần đăng ký.

Xét về phạm vi (địa lý) thì nhãn hiệu rộng được bảo hộ rộng hơn tên thương mại. Cụ thể, nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ trong phạm vi quốc gia (tại Việt Nam) hoặc rộng hơn là đăng ký quốc tế. Trong khi đó, tên thương mại thường gắn liền với một khu vực địa lý nhất định (khu vực kinh doanh của doanh nghiệp).

Xét về phạm vi bảo hộ (lĩnh vực) thì nhãn hiệu có thể hẹp hơn tên thương mại. Cụ thể, nhãn hiệu thường chỉ đăng ký cho nhóm sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ nhất định. Trong khi đó, tên thương mại được sử dụng rộng khắp các lĩnh vực hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

Cuối cùng, hai đối tượng nhãn hiệu và tên thương mại cũng có sự khác nhau về thời gian bảo hộ. Cụ thể, thời gian bảo hộ nhãn hiệu chính là thời gian có hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu - 10 năm kể từ ngày nộp đơn và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Trong khi đó, tên thương mại có thời hạn bảo hộ là không xác định và sẽ chấm dứt khi chủ sở hữu không còn sử dụng nó.

2.3. Về căn cứ xác lập quyền sở hữu

Nhãn hiệu và tên thương mại đều là hai đối tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận và bảo hộ. Tuy vậy, nhãn hiệu cần được thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và đáp ứng các điều kiện luật định để được bảo hộ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là văn bản pháp lý có tính chứng minh cao nhất về việc ai là chủ sở hữu đối với một nhãn hiệu.

Trong khi đó, tên thương mại được bảo hộ một cách trừu tượng hơn, phải xét đến mức độ thâm niên hoạt động của công ty, sự biết đến rộng rãi sản phẩm công ty mang tên thương mại đó… hay nói cách khác là dựa trên hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Do đó, một khi xảy ra tranh chấp thì việc chứng minh tên thương mại thường khá khó khăn và phức tạp hơn so với việc đưa ra văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu.

Nhãn hiệu gắn với từng nhóm sản phẩm dịch vụ đã được đăng ký

2.4. Về chuyển nhượng quyền sở hữu

Với tính chất là gắn liền với sản phẩm, dịch vụ đăng ký nên nhãn hiệu có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng chuyển quyền sử dụng một cách dễ dàng. Miễn là đối tác có cơ sở kinh doanh, sản xuất mặt hàng tương ứng và đáp ứng các điều kiện luật định như là chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu,... thì có thể thực hiện việc chuyển nhượng nhãn hiệu.

Trong khi đó, chuyển nhượng tên thương mại lại có nhiều yêu cầu chặt chẽ hơn trong vấn đề này. Cụ thể, tên thương mại chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng với điều kiện là việc chuyển nhượng tên thương mại kèm theo việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh. Điều này là phù hợp, vì tên thương mại là tên gọi gắn liền với doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động kinh doanh, một khi tên thương mại được chuyển giao thì kéo theo việc chuyển nhượng cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.

Phân biệt Nhãn hiệu và Tên thương mại giúp cá nhân/tổ chức hiểu rõ hơn cơ chế bảo hộ trước pháp luật của từng đối tượng và ứng dụng chúng trong quá trình kinh doanh, sản xuất của mình. Để không bị nhầm lẫn giữa hai tượng này, doanh nghiệp nên so sánh và phân biệt cả về khái niệm, cơ chế bảo hộ và ứng dụng thực tế của chúng.

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không là công việc bắt buộc nhưng lại được đánh giá là vô cùng quan trọng và cần thiết mà bạn nên thực hiện trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc này giúp bạn tìm kiếm xem có ai đã đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây với nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với bạn hay chưa? Tuy vậy, thực tế không hẳn ai cũng có thể tự mình tra cứu nhãn hiệu một cách hiệu quả.

Read more ...

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là giấy tờ quan trọng cần được chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ. Là văn bản mang tính quy chuẩn nên tờ khai đăng ký được pháp luật quy định rõ về mẫu cũng như cách điền thông tin như thế nào để hợp lệ. Cùng tìm hiểu xem tờ khai đăng ký nhãn hiệu gồm những gì và những lưu ý nào cần được chú ý khi điền tờ khai nhé!

Read more ...

Thời gian đăng ký nhãn hiệu

Thời gian đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ thời điểm tiếp nhận đơn, qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung cho đến khi có kết quả cuối cùng. Pháp luật quy định thời gian xử lý cho mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, do nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thời gian gần đây liên tục tăng cùng tính chất đặc thù của thủ tục hành chính mà thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn trên thực tế.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình kinh doanh trên thực tế, việc thay đổi tên và địa chỉ kinh doanh là sự việc khá phổ biến hiện nay. Để thống nhất thông tin kinh doanh và thông tin chủ đơn trên đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế, việc này cũng hỗ trợ rất lớn cho quá trình theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến đơn đăng ký sau này.

Read more ...

Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai thuật ngữ thường dùng nhưng cũng dễ gây nhầm lẫn. Hiện nay, rất nhiều cá nhân/ tổ chức vẫn chưa hiểu rõ đây là hai khái niệm phân biệt mà nhầm tưởng chúng là một và đều nhằm chỉ đối tượng nhãn hiệu. Cùng đánh giá sự khác biệt giữa chúng qua bài viết dưới đây khi phân tích dưới góc độ khái niệm bản chất, quá trình sử dụng cũng như vấn đề đăng ký bảo hộ theo pháp luật hiện hành nhé!

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)