- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Nhãn hiệu là thuật ngữ vô cùng thân quen, được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ mang lại giá trị to lớn về kinh tế cho cá nhân/ doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp, giá trị mà nhãn hiệu mang lại càng tăng cao qua thời gian.

1. Nhãn hiệu là gì?

Với mỗi quốc gia, điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội khác nhau thì định nghĩa về nhãn hiệu cũng có điểm khác nhau. Tại Việt Nam nhãn hiệu có thể hiểu khái quát là thuật ngữ dùng chỉ các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân/ tổ chức với nhau. Nhãn hiệu là tài sản đặc biệt có khả năng mang lại lợi ích cao cho chủ sở hữu của nó. Tuy vậy, khác với các loại tài sản khác, nhãn hiệu luôn phải gắn liền với sản phẩm, dịch vụ nhất định. Đây cũng là lý do nhãn hiệu được xem là yếu tố phân biệt được sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự của bạn với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Nhãn hiệu là tài sản mang lại lợi ích cao cho chủ sở hữu

Để một nhãn hiệu được công nhận và bảo hộ, về cơ bản nhãn hiệu đó cần được thiết kế riêng, không sao chép, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ tương tự. Một số nhãn hiệu nổi tiếng được định giá cực cao hiện nay có thể nhắc đến như: Sản xuất xe ô tô có Ford, Toyota, Honda,... ; sản xuất điện thoại như Samsung, Apple, Nokia,... sản xuất thời trang như Zara, Hermes, Chanel,... sản xuất giày dép như Nike, Adidas, Puma, ...

2. Phân loại nhãn hiệu

Nhìn chung, căn cứ vào mỗi yếu tố thì nhãn hiệu có thể chia thành nhiều loại. Một số cách phân loại nhãn hiệu điển hình hiện nay, như:

- Dựa vào mục đích sử dụng, nhãn hiệu gồm:

+ Nhãn hiệu sử dụng cho sản phẩm hàng hóa;

+ Nhãn hiệu sử dụng cho dịch vụ.

- Dựa vào tính chất, nhãn hiệu gồm:

+ Nhãn hiệu thông thường;

+ Nhãn hiệu tập thể;

+ Nhãn hiệu liên kết;

+ Nhãn hiệu chứng nhận;

+ Nhãn hiệu nổi tiếng.

3. Những lý do nên đăng ký nhãn hiệu?

Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ mang lại lợi ích cực lớn nếu được cách sử dụng hiệu quả. Dù là ai, bạn cũng nên cân nhắc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu vì các lý do dưới đây:

- Một là, bạn chỉ được công nhận là chủ sở hữu nhãn hiệu khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ cho nhãn hiệu mà mình đang sử dụng. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

Phân biệt sản phẩm/dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh

- Hai là, chủ sở hữu nhãn hiệu đã được bảo hộ có nhiều quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ như: quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng; quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình; quyền tự mình hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

- Ba là, dưới góc độ kinh tế, khi sản phẩm/ dịch vụ của bạn được lưu hành với nhãn hiệu độc quyền sẽ tạo uy tín, chuyên nghiệp, nâng cao sự tin cậy đối với chất lượng của chúng. Đặc biệt, khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và lựa chọn đúng sản phẩm/ dịch vụ của bạn để sử dụng dù đây là lần đầu lựa chọn.

4. Giải đáp một số câu hỏi thường gặp

Nhãn hiệu là thuật ngữ thân quen, được nhắc đến rất nhiều qua các phương tiện truyền thông hiện nay. Tuy vậy, không phải ai cũng có cách hiểu đúng về vấn đề nhãn hiệu là gì?

4.1. Nhãn hiệu có phải là thương hiệu hay không?

Nhãn hiệu và thương hiệu là hai thuật ngữ khác nhau. Có thể nói, thương hiệu là khái niệm có phạm vi rộng hơn, có thể bao gồm cả nhãn hiệu. Theo đó, chúng là những tài sản vô hình của doanh nghiệp, thiên về cảm xúc của người tiêu dùng. Nó có thể là thái độ phục vụ, thiết kế, màu sắc nhận diện thương hiệu, chất lượng sản phẩm/dịch vụ,.... Thương hiệu là thuật ngữ sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh doanh nhưng không phải là từ ngữ pháp lý Trong khi đó, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt các hàng hóa/ dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam cần là những dấu hiệu có thể thấy được mà không phải các dấu hiệu khác như âm thanh, mùi hương,... và đáp ứng các điều kiện cụ thể theo luật định. Tuy vậy, trong một số trường hợp, nhãn hiệu và thương hiệu có thể được người dùng hiểu là giống nhau.

Đăng ký để được bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ của bản thân

4.2. Không đăng ký nhãn hiệu có được bảo hộ không?

Pháp luật chỉ bảo hộ cho các nhãn hiệu đã đăng ký và đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, trừ nhãn hiệu nổi tiếng. Việc thiết kế và sử dụng logo in ấn trên sản phẩm hàng hóa hay treo bảng hiệu, quảng cáo dịch vụ không tự động "khởi động" chức năng bảo hộ cho nhãn hiệu đó. Vì vậy, Trường Luật luôn cố gắng tư vấn để Khách hàng hiểu rõ được giá trị và mức độ quan trọng của việc cần đăng ký nhãn hiệu, đặc biệt là trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế hiện nay.

Nhãn hiệu là dấu hiệu gắn liền với các sản phẩm hàng hóa/ dịch vụ giúp phân biệt hàng hóa/ dịch vụ của chủ thể này với chủ thể khác. Đăng ký nhãn hiệu giúp bạn chủ động bảo vệ tài sản trí tuệ của mình, đồng thời nhận được sự bảo hộ chặt chẽ của pháp luật Việt Nam. Từ đó giúp bạn chủ động chống lại các hành vi xâm phạm nhãn hiệu và củng cố vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường kinh tế hiện nay.

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không là công việc bắt buộc nhưng lại được đánh giá là vô cùng quan trọng và cần thiết mà bạn nên thực hiện trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc này giúp bạn tìm kiếm xem có ai đã đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây với nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với bạn hay chưa? Tuy vậy, thực tế không hẳn ai cũng có thể tự mình tra cứu nhãn hiệu một cách hiệu quả.

Read more ...

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là giấy tờ quan trọng cần được chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ. Là văn bản mang tính quy chuẩn nên tờ khai đăng ký được pháp luật quy định rõ về mẫu cũng như cách điền thông tin như thế nào để hợp lệ. Cùng tìm hiểu xem tờ khai đăng ký nhãn hiệu gồm những gì và những lưu ý nào cần được chú ý khi điền tờ khai nhé!

Read more ...

Thời gian đăng ký nhãn hiệu

Thời gian đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ thời điểm tiếp nhận đơn, qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung cho đến khi có kết quả cuối cùng. Pháp luật quy định thời gian xử lý cho mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, do nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thời gian gần đây liên tục tăng cùng tính chất đặc thù của thủ tục hành chính mà thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn trên thực tế.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình kinh doanh trên thực tế, việc thay đổi tên và địa chỉ kinh doanh là sự việc khá phổ biến hiện nay. Để thống nhất thông tin kinh doanh và thông tin chủ đơn trên đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế, việc này cũng hỗ trợ rất lớn cho quá trình theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến đơn đăng ký sau này.

Read more ...

Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai khái niệm gây khá nhiều nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ những sự tương đồng về hình thức mà nhãn hiệu và tên thương mại đôi khi còn được sử dụng chung một mục đích. Tuy nhiên, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc bảo hộ cũng như phân biệt hai khái niệm này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại qua bài viết sau đây!

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)