Nhãn hiệu có cần đăng ký hay không là vấn đề mà rất nhiều cá nhân/ doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Tuy không là thủ tục bắt buộc nhưng đây thực sự là hoạt động cần thiết và mang lại nhiều lợi ích trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên thực tế. Hy vọng những phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động đăng ký nhãn hiệu.
1. Đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc nhưng là hoạt động cần thiết
Đăng ký nhãn hiệu không là yêu cầu bắt buộc theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, đây là hoạt động cần thiết và đóng vai trò vô cùng quan trọng trên thực tế kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp.
Có thể hiểu, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Trên thực tế áp dụng, hiện nay hầu như bất kỳ một sản phẩm, dịch vụ nào cũng mang trên mình ít nhất một nhãn hiệu. Vậy nên, đăng ký nhãn hiệu là hoạt động bắt buộc để được pháp luật công nhận và bảo vệ các quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu, giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hoá/ dịch vụ của mình với các đối thủ cạnh tranh khác.

Đăng ký nhãn hiệu là hoạt động vô cùng cần thiết cho kinh doanh, sản xuất
Mặt khác, đăng ký nhãn hiệu không là thủ tục bắt buộc nhưng để được Nhà nước công nhận và bảo hộ, chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, nhãn hiệu đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định được Luật Sở hữu trí tuệ quy định để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
2. Đăng ký nhãn hiệu - bảo vệ uy tín doanh nghiệp
Đăng ký nhãn hiệu là biện pháp để chủ động bảo vệ uy tín doanh nghiệp, củng cố lòng tin người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình. Bởi lẽ, khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt và an toàn sẽ bắt đầu chú ý và ghi nhớ sản phẩm dịch vụ đó. Nó có thể là thông tin về nhãn hiệu sản phẩm là gì, xuất xứ từ đâu, do doanh nghiệp nào đưa ra thị trường, sản xuất từ đâu,.... Trong đó, nhãn hiệu là yếu tố đơn giản, để lại ấn tượng và dễ ghi nhớ nhất.

Đăng ký nhãn hiệu - chủ động bảo vệ uy tín của doanh nghiệp
Ngoài ra, một sản phẩm/ dịch vụ có ký hiệu ® tức nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi lựa chọn. Họ hiểu rằng nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền, và vì vậy có thể yên tâm về việc hạn chế các sản phẩm giả, nhái trên thị trường. Từ đó, có ấn tượng tốt hơn về uy tín doanh nghiệp, qua giới thiệu và truyền tai nhau, người tiêu dùng yêu thích lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp cũng nhiều hơn.
Có thể khẳng định rằng, uy tín doanh nghiệp là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển, doanh thu, thị phần, sức cạnh tranh trên thị trường; là đích đến mà hầu hết các cá nhân/ doanh nghiệp đều mong muốn khi hoạt động kinh doanh, sản xuất. Theo đó, đăng ký nhãn hiệu là một trong những phương pháp trọng yếu giúp doanh nghiệp bảo vệ uy tín. Đó cũng lý do để nói đăng ký nhãn hiệu là hoạt động bắt buộc trên thực tế của cá nhân/ doanh nghiệp.
3. Đăng ký nhãn hiệu - ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục bắt buộc để được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu đối với nhóm sản phẩm/ dịch vụ nhất định. Trong đó, nổi bật là chủ sở hữu có quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình; quyền ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá/ dịch vụ.
Có thể nói, nhãn hiệu càng có giá trị cao khi sản phẩm hàng hoá/ dịch vụ gắn liền với nó được người tiêu dùng ủng hộ, đón nhận. Lúc này, việc cá nhân/ tổ chức khác đạo nhái nhãn hiệu nhằm khiến khách hàng nhầm lẫn lại rất dễ dàng và phổ biến. Bởi lẽ, với chi phí nguyên liệu, quy trình sản xuất cùng chất lượng kém nhưng khi gắn trên mình nhãn hiệu này thì giá thành bán ra ngang với sản phẩm chất lượng, được nhiều người tiêu dùng ủng hộ nên lợi nhuận thu được cũng tốt hơn rất nhiều.

Ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Cách tốt nhất để ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh này là chủ sở hữu nhãn hiệu cần đăng ký để được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Lúc này, cá nhân/ tổ chức có thể tự mình hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền để xử lý và chấm dứt hành vi xâm phạm này, đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
4. Đăng ký nhãn hiệu - đánh giá khả năng sử dụng nhãn hiệu đăng ký trên thực tế
Hầu như các sản phẩm hàng hóa/dịch vụ có mặt trên thị trường hiện nay đều gắn liền với một nhãn hiệu nhất định. Việc thiết kế, lên ý tưởng cho các nhãn hiệu này đôi khi cũng có sự tương tự với nhãn hiệu đã được sử dụng cho sản phẩm/ dịch vụ như vậy trước đó dù không xuất phát từ chủ đích của chủ sở hữu. Và thực tế, rất nhiều nhãn hiệu đã bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ vì lý do này.
Vì vậy, nhiều cá nhân/ doanh nghiệp hiện nay khi thiết kế nhãn hiệu thường có sự tra cứu và đăng ký nhãn hiệu trước khi đưa vào sử dụng trên thực tế. Thông qua quá trình đăng ký, họ sẽ biết được nhãn hiệu của mình đang hoặc sẽ sử dụng có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác cũng sử dụng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự mình hay không. Từ đó, cá nhân/ doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh để tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện đang được bảo hộ cho người khác, đồng thời có được nhãn hiệu mới phù hợp và dành riêng cho mình.
Đăng ký nhãn hiệu là hoạt động bắt buộc để được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu đối với nhóm sản phẩm/ dịch vụ nhất định. Đăng ký nhãn hiệu giúp chủ sở hữu có thể bảo vệ uy tín, chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình khi đưa ra thị trường và khả năng chủ động ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ người khác.