- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Bên cạnh tờ khai, người nộp đơn đăng ký cần chuẩn bị nhiều tài liệu kèm theo để hoàn thiện hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, biên lai đóng phí, lệ phí đăng ký cũng là giấy tờ bắt buộc cần có để chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận đơn hợp lệ. Cùng Trường Luật tìm hiểu rõ hơn hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thông thường sẽ bao gồm những gì qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm những gì?

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có thể hiểu nôm na là toàn bộ tài liệu cần chuẩn bị khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tới văn phòng tiếp nhận của Cục Sở hữu trí tuệ. Thông thường, một bộ hồ sơ đăng ký sẽ cần có chuẩn bị các tài liệu dưới đây:

- 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu được đánh máy, in theo khổ dọc, theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN.

- 05 mẫu nhãn hiệu kèm theo giống hệt mẫu nhãn hiệu được dán tại tờ khai cả về màu sắc, kích thước.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu gồm rất nhiều tài liệu cần thiết

- Chứng từ như biên lai nộp phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu tương ứng. Nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận cần kèm theo: Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận; bản thuyết minh về tính chất, chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký; bản đồ địa lý; văn bản của UBND cấp tỉnh cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý để đăng ký nhãn hiệu.

Giấy ủy quyền (trường hợp được Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Trường Luật đại diện nộp đơn);

Tài liệu khác như: chứng minh quyền ưu tiên; xác nhận quyền đăng ký; xác nhận hưởng thụ quyền đăng ký từ người khác; xác nhận cho phép sử dụng dấu hiệu đặc biệt, ...

2. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần lưu ý những thông tin gì?

Chủ đơn có thể dễ dàng tìm thấy mẫu đơn đăng ký trên website Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nhiều phương tiện truyền thông khác. Tuy vậy, để điền một cách chính xác và đầy đủ cho đơn đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

- Mẫu nhãn hiệu sẽ được dán vào mẫu đơn đăng ký và nộp kèm riêng cùng hồ sơ. Hình ảnh, chữ viết cần được thể hiện một cách rõ ràng, sắc nét và kích thước không quá 8cm x 8cm.

Các thông tin cần được điền một cách chính xác

- Danh sách sản phẩm, dịch vụ đăng ký phải đúng theo quy chuẩn quốc tế, thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể và chính xác.

- Tên và địa chỉ của Chủ đơn cần thể hiện một cách đầy đủ, chính xác, không viết tắt, trùng khớp với giấy phép kinh doanh.

- Phí và lệ phí cần được nộp đúng và đầy đủ.

- Giấy ủy quyền đại diện sở hữu trí tuệ đã được ký và đóng dấu với trường hợp khách hàng nộp đơn đăng ký thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ (ví dụ như Trường Luật). Lúc này, thông tin tên và địa chỉ của Đại diện sở hữu trí tuệ cũng sẽ được thể hiện trên đơn đăng ký nhãn hiệu.

3. Hình thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ gồm đơn đăng ký, biên lai đóng lệ phí, tài liệu khác kèm theo có thể nộp tới Cục Sở hữu trí tuệ thông qua hai hình thức là:

- Nộp bản giấy trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính viễn thông đến địa điểm tiếp nhận của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội - Tp Hồ Chí Minh - Đà Nẵng.

- Nộp trực tuyến thông qua Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến do Cục Sở hữu trí tuệ cấp tài khoản và quản lý.

Sau khi chuyên viên tiếp nhận đơn đăng ký sẽ có trả lại cho người nộp một tờ khai chứa số đơn do Quý Cục cấp. Số đơn này sẽ là căn cứ để chủ đơn hoặc người đại diện của chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định, xử lý đơn sau này.

4. Quý khách không cần băn khoăn đến hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nếu đã có Trường Luật làm đại diện

Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp Trường Luật có thể đại diện Khách hàng chuẩn bị hồ sơ và tiến hành nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ. Sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Khách hàng chỉ cần cung cấp mẫu nhãn hiệu và tên gọi sản phẩm/ dịch vụ cần đăng ký là Trường Luật sẽ chuẩn bị toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Trường Luật sẽ chuẩn bị toàn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho Khách hàng

Khi Trường Luật đại diện Khách hàng trước Cục Sở hữu trí tuệ, chúng tôi có thể nộp và tiếp nhận các công văn từ Quý Cục và thông tin đến Quý Khách. Trong quá trình thẩm định, Trường Luật sẽ liên tục thông báo tình trạng đơn hàng tháng để Quý Khách thuận tiện quản lý và kiểm soát. Thực tế, thông qua đại diện sở hữu công nghiệp, rất nhiều Khách hàng đã khắc phục được tình trạng thất lạc, không nhận được hồ sơ, công văn từ Cục gửi về.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu bị dự định từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Trường Luật sẽ nghiên cứu và đề xuất các hướng giải quyết để Khách hàng xem xét. Cuối cùng, khi Quý Cục có thông báo nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Trường Luật sẽ nhanh chóng liên hệ để bàn giao Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Tóm lại, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bên cạnh tờ khai đăng ký nhãn hiệu còn cần chuẩn bị rất nhiều tài liệu khác (nếu có). Theo đó, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ có thể tiếp nhận và thẩm định đơn đăng ký khi chúng đầy đủ hồ sơ chứng từ với thông tin được điền một cách đầy đủ, chính xác. Để tiết kiệm thời gian, công sức cũng như đảm bảo hồ sơ được chuẩn bị một cách chu đáo, chủ đơn có thể thông qua Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp như Trường Luật để đại diện nộp và theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu.

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không là công việc bắt buộc nhưng lại được đánh giá là vô cùng quan trọng và cần thiết mà bạn nên thực hiện trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc này giúp bạn tìm kiếm xem có ai đã đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây với nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với bạn hay chưa? Tuy vậy, thực tế không hẳn ai cũng có thể tự mình tra cứu nhãn hiệu một cách hiệu quả.

Read more ...

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là giấy tờ quan trọng cần được chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ. Là văn bản mang tính quy chuẩn nên tờ khai đăng ký được pháp luật quy định rõ về mẫu cũng như cách điền thông tin như thế nào để hợp lệ. Cùng tìm hiểu xem tờ khai đăng ký nhãn hiệu gồm những gì và những lưu ý nào cần được chú ý khi điền tờ khai nhé!

Read more ...

Thời gian đăng ký nhãn hiệu

Thời gian đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ thời điểm tiếp nhận đơn, qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung cho đến khi có kết quả cuối cùng. Pháp luật quy định thời gian xử lý cho mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, do nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thời gian gần đây liên tục tăng cùng tính chất đặc thù của thủ tục hành chính mà thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn trên thực tế.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình kinh doanh trên thực tế, việc thay đổi tên và địa chỉ kinh doanh là sự việc khá phổ biến hiện nay. Để thống nhất thông tin kinh doanh và thông tin chủ đơn trên đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế, việc này cũng hỗ trợ rất lớn cho quá trình theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến đơn đăng ký sau này.

Read more ...

Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai khái niệm gây khá nhiều nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ những sự tương đồng về hình thức mà nhãn hiệu và tên thương mại đôi khi còn được sử dụng chung một mục đích. Tuy nhiên, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc bảo hộ cũng như phân biệt hai khái niệm này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại qua bài viết sau đây!

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)