Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng như nhận thức về các quyền sở hữu công nghiệp, số lượng nhãn hiệu được bảo hộ trong và ngoài nước ngày một tăng lên. Kéo theo đó là sự gia tăng tỷ lệ trùng hoặc tương tự giữa các mẫu nhãn hiệu. Chính vì vậy, việc đánh giá khả năng đăng ký của một nhãn hiệu là điều hết sức cần thiết trước khi yêu cầu cơ quan nhà nước bảo hộ cho nhãn hiệu đó.
1. Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu là công việc quan trọng
Việc xem xét, đánh giá nhãn hiệu của mình ở nhiều yếu tố giúp chủ đơn hạn chế được việc bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ do nhãn hiệu không đạt yêu cầu. Cụ thể, nhãn hiệu thường bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thường do các nguyên nhân sau:
- Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu có sai sót hoặc không đầy đủ theo quy định pháp luật.
- Nhãn hiệu đăng ký không đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ, như: nhãn hiệu mang tính chất mô tả, không có khả năng phân biệt hoặc có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng với nhãn hiệu của một chủ thể khác đã được bảo hộ.
- Việc đăng ký nhãn hiệu gặp phải ý kiến phản đối của bên thứ ba, thường là các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, đã phát hiện việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp và yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ không cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu này.

Dấu hiệu tương tự là điều quan trọng cần thiết phải đánh giá
- Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu không hiểu rõ nội dung trong các thông báo dự định từ chối của Cục Sở hữu trí tuệ cũng như các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ có liên quan nên đã không trả lời hoặc có trả lời nhưng không xác đáng.
Đây là một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhãn hiệu đăng ký không được bảo hộ. Chung quy nó xuất phát từ việc chủ đơn không đánh giá kỹ lưỡng khả năng đăng ký nhãn hiệu của mình ngay từ giai đoạn chuẩn bị tiến hành thủ tục đăng ký. Đó cũng là lý do tại sao nói việc tra cứu và đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trở nên quan trọng.
2. Cách đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
Đánh giá và có sự chuẩn bị trước nhằm hạn chế các trường hợp bị từ chối cấp văn bằng khi đăng ký nhãn hiệu nêu trên là việc hoàn toàn có thể thực hiện. Cá nhân/ doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu thông tin nhãn hiệu và đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu của mình trên cơ sở các nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký. Cụ thể, chủ đơn cần tập trung vào 03 hoạt động chính sau:
- Thứ nhất, tìm hiểu các quy định của pháp luật về việc đăng ký nhãn hiệu như Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam.

Có thể ủy quyền việc đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua dịch vụ
- Thứ hai, tra cứu thông tin các nhãn hiệu để biết được những nhãn hiệu đã đăng ký có khả năng tương tự với nhãn hiệu mà mình đăng ký hay không thông qua Cổng thông tin Thư viện số về Sở hữu công nghiệp (IPLIB) là http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
- Thứ ba, thông qua việc tra cứu, chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền cần đánh giá các yếu tố sau đây:
+ Tên nhãn hiệu;
+ Phần hình, cách bố cục các chi tiết phần hình trên nhãn hiệu;
+ Nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Khi một trong ba yếu tố này có dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn có nghĩa rằng khả năng nhãn hiệu của mình dự định đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ sẽ giảm xuống. Do đó, cần có biện pháp điều chỉnh hoặc khắc phục phù hợp để đơn đăng ký nhãn hiệu không bị Cục đưa ra thông báo dự định từ chối bảo hộ vì lý do trên.
Các doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện các công việc này hoặc nhờ đến sự hỗ trợ, tư vấn của một Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ - Tổ chức có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng.

Việc đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng
3. Ý nghĩa của việc đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu
So với các lĩnh vực khác, sở hữu trí tuệ vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và trừu tượng đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, hàng năm có khá nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu của các doanh nghiệp đã bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến tốn kém nhiều thời gian và chi phí cho hoạt động đăng ký nhãn hiệu cũng như các hoạt động khác có liên quan đến nhãn hiệu.
Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu là một trong những bước chuẩn bị cho thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Khi nhãn hiệu đăng ký được đánh giá, xem xét một cách kỹ lưỡng nhằm đáp ứng đúng các yêu cầu của pháp luật thì khi đăng ký, chủ đơn sẽ có thể hạn chế được hết mức các thủ tục phát sinh như sửa đổi bổ sung đơn hay phản hồi ý kiến của bên thứ ba (nếu có).
Có thể nói nôm na việc đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu tốt giúp cho nhãn hiệu được đăng ký có thể tiến hành thủ tục với cơ quan nhà nước một cách thuận lợi nhất. Chính vì vậy, chủ đơn cần thực hiện hoạt động này một cách nghiêm túc và chặt chẽ để nhãn hiệu mình đăng ký được cấp văn bằng bảo hộ một cách sớm nhất!