- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Đăng ký nhãn hiệu là cả quá trình từ việc tìm hiểu quy định pháp luật, chuẩn bị hồ sơ, tra cứu, đánh giá đến thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Cục Sở hữu trí tuệ. Quá trình chuẩn bị này sẽ mất từ một đến một vài tuần để cá nhân/ doanh nghiệp có thể tự mình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Vậy, đăng ký nhãn hiệu gồm những gì? Cần lưu ý nội dung nào khi đăng ký nhãn hiệu?

1. Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Đăng ký nhãn hiệu là quá trình chủ sở hữu chuẩn bị và nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ. Bắt đầu công việc, bạn sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để tìm hiểu rõ về các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến vấn đề đăng ký nhãn hiệu. Tiếp đến là tiến hành tra cứu nhãn hiệu để có những so sánh, đánh giá sơ bộ về khả năng bảo hộ của nó.

Khi đã có những nền tảng nêu trên, bạn có thể tiến hành điều chỉnh mẫu nhãn hiệu của mình lại lần nữa. Sau đó, bạn cần điền các thông tin, hoàn tất đơn đăng ký nhãn hiệu và nộp cùng lệ phí đăng ký đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Đăng ký nhãn hiệu là quy trình gồm nhiều công việc

Cá nhân/ doanh nghiệp là chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua đơn vị cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được cấp phép để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Thông thường, đại diện sở hữu công nghiệp như Trường Luật sẽ thực hiện dịch vụ đăng ký nhãn hiệu từ giai đoạn tư vấn, nộp đơn và theo dõi cho đến khi có kết quả cuối cùng về đơn đăng ký nhãn hiệu này. Dịch vụ này ra đời hỗ trợ Khách hàng thực hiện thủ tục, giúp tiết kiệm rất nhiều về thời gian, công sức và tiền bạc.

2. Trình tự, thủ tục xử lý một đơn đăng ký nhãn hiệu

Chuyên viên sẽ tiếp nhận khi xét thấy hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp vào đáp ứng đủ các điều kiện về đơn đăng ký và lệ phí. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau đó sẽ được xem xét qua nhiều công đoạn theo thứ tự như sau:

- Thẩm định hình thức: Quá trình này mất khoảng 01 tháng (theo luật định). Kết quả thẩm định hình thức có thể ra thiếu sót hoặc yêu cầu bổ sung, đính chính thông tin thể hiện trong đơn đăng ký như sai nhóm, không xác định chính xác tên, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.

- Công bố đơn: Đơn sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong thời hạn 02 tháng sẽ được công bố đơn.

Đơn đăng ký nhãn hiệu cần vượt qua hai lượt thẩm định hình thức và nội dung

- Thẩm định nội dung: Sau ngày công bố đơn, thẩm định viên sẽ tiến hành thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu. Kết quả thẩm định có thể là dự kiến từ chối một phần hoặc toàn bộ nhãn hiệu đăng ký nếu xét thấy dấu hiệu đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã được đăng ký cho sản phẩm/dịch vụ tương tự trước đó.

- Kết quả: Thông báo nộp lệ phí cấp bằng và ra Quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ nếu không đáp ứng điều kiện bảo hộ.

Lưu ý, thời gian để thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài từ 12-24 tháng trên thực tế. Đồng thời, kết quả thẩm định hình thức và thẩm định nội dung có thể có các yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung hoặc nêu lý do Quý Cục dự định từ chối bảo hộ. Do đó, bạn sẽ cần liên tục theo dõi để tiếp nhận và phản hồi kịp thời theo thời hạn Quý Cục quy định, thông thường là 1-3 tháng.

3. Trường Luật tư vấn, chuẩn bị đơn đăng ký nhãn hiệu và đại diện Chủ đơn trước Cục Sở hữu trí tuệ

Khách hàng sẽ cần nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm và nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan. Nhưng, đến với Trường Luật, chuyên viên sẽ vận dụng kết hợp chuyên môn cùng kinh nghiệm xử lý hồ sơ trên thực tế để hỗ trợ cho Khách hàng. Dưới sự tư vấn của Trường Luật, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức để hiểu rõ cũng như đưa ra quyết định liệu có đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Trường Luật còn thành công xây dựng hệ thống Smart Search của riêng mình, giúp Khách hàng có thể tra cứu nhãn hiệu một các nhanh chóng, hiệu quả và chính xác. Từ đó, chuyên viên sẽ tiến hành phân tích ưu nhược điểm và tư vấn, giúp bạn có thể chủ động và xem xét việc có thay đổi để tăng khả năng và phạm vi bảo hộ?

Đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, tâm huyết

Sở hữu trí tuệ là một cuộc đua về thời gian, quyền ưu tiên,... hiểu được điều đó, Trường Luật không ngừng trau dồi và đổi mới về hệ thống quản lý, vận hành. Do đó, Khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm cùng hệ thống quản lý, giám sát và thông tin nhanh tin trạng đơn đăng ký đến Quý Khách.

Cuối cùng, Trường Luật hiểu rõ, Sở hữu trí tuệ nói chung, nhãn hiệu nói riêng là tài sản vô cùng giá trị đối với mỗi Khách hàng. Vì vậy, để Quý Khách có thể chủ động hơn trong quá trình quản lý, kiểm soát và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, Trường Luật luôn thông báo tình trạng đơn đăng ký đến Khách hàng mỗi tháng.

Đăng ký nhãn hiệu là một chuỗi các công việc mà bạn cần chuẩn bị và thực hiện từ tìm hiểu quy định pháp luật, tra cứu nhãn hiệu, chuẩn bị và nộp đơn đăng ký,... Theo đó, chủ đơn có thể tự mình hoặc thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp như Trường Luật để nộp và theo đuổi đơn đăng ký nhãn hiệu. Một đơn vị uy tín, giàu kinh nghiệm sẽ giúp Khách hàng đăng ký nhãn hiệu một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu không là công việc bắt buộc nhưng lại được đánh giá là vô cùng quan trọng và cần thiết mà bạn nên thực hiện trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Việc này giúp bạn tìm kiếm xem có ai đã đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây với nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự với bạn hay chưa? Tuy vậy, thực tế không hẳn ai cũng có thể tự mình tra cứu nhãn hiệu một cách hiệu quả.

Read more ...

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu là giấy tờ quan trọng cần được chuẩn bị trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ. Là văn bản mang tính quy chuẩn nên tờ khai đăng ký được pháp luật quy định rõ về mẫu cũng như cách điền thông tin như thế nào để hợp lệ. Cùng tìm hiểu xem tờ khai đăng ký nhãn hiệu gồm những gì và những lưu ý nào cần được chú ý khi điền tờ khai nhé!

Read more ...

Thời gian đăng ký nhãn hiệu

Thời gian đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ thời điểm tiếp nhận đơn, qua quá trình thẩm định hình thức và nội dung cho đến khi có kết quả cuối cùng. Pháp luật quy định thời gian xử lý cho mỗi đơn đăng ký nhãn hiệu thông thường khoảng 12 tháng. Tuy nhiên, do nhu cầu đăng ký nhãn hiệu thời gian gần đây liên tục tăng cùng tính chất đặc thù của thủ tục hành chính mà thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài hơn trên thực tế.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu

Trong quá trình kinh doanh trên thực tế, việc thay đổi tên và địa chỉ kinh doanh là sự việc khá phổ biến hiện nay. Để thống nhất thông tin kinh doanh và thông tin chủ đơn trên đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế, việc này cũng hỗ trợ rất lớn cho quá trình theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan đến đơn đăng ký sau này.

Read more ...

Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại

Nhãn hiệu và tên thương mại là hai khái niệm gây khá nhiều nhầm lẫn trong hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ những sự tương đồng về hình thức mà nhãn hiệu và tên thương mại đôi khi còn được sử dụng chung một mục đích. Tuy nhiên, pháp luật đã có những quy định cụ thể về việc bảo hộ cũng như phân biệt hai khái niệm này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa nhãn hiệu và tên thương mại qua bài viết sau đây!

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)