
Gia hạn hiệu lực kiểu dáng công nghiệp là cách gọi tắt của gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Theo đó, mỗi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Khi hiệu lực của văn bằng này hết, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục gia hạn hiệu lực để có thể tiếp tục là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó!

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm thể hiện qua các yếu tố có thể thấy được như hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng. Đây là yếu tố quyết định rất lớn đến vấn đề định giá sản phẩm cũng như mang lại giá trị kinh tế cao cho chủ sở hữu. Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp cũng là đối tượng được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ.

Các kiểu dáng công nghiệp khi không có sự khác biệt quá lớn và đều được phát triển từ một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất được gọi là các phương án của một kiểu dáng công nghiệp. Chủ đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án khi thể hiện được tính thống nhất của các phương án này trong nội dung đơn đăng ký.

Thông thường, người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đồng thời là chủ sở hữu KDCN, tuy vậy cũng có nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của KDCN. Việc này phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tác giả - chủ sở hữu - KDCN. Theo đó, chúng ta có thể tiếp cận quyền đối với KDCN thông qua hai khía cạnh là quyền của tác giả KDCN và quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN đó.

Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quá trình cần nhiều thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp văn bằng bảo hộ. Trong khoảng thời gian này, chủ đơn có thể có sự thay đổi về thông tin như tên, địa chỉ hoặc cần sửa đổi mô tả, bản vẽ, hình chụp của kiểu dáng công nghiệp. Khi đó, họ có thể tiến hành thủ tục sửa đổi đăng ký kiểu dáng công nghiệp để Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận lại lại các thông tin này lần nữa.