- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Kiểu dáng công nghiệp đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định để được bảo hộ tại Việt Nam. Theo đó, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là một trong ba tiêu chuẩn chung cần được đánh giá khi thẩm định nội dung đơn đăng ký. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nội hàm cũng như cách đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp qua bài viết dưới đây.

1. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp (KDCN) thể hiện ở chỗ KDCN đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng khi căn cứ vào các KDCN khác đã được bộc lộ công khai dưới các hình thức khác nhau ở phạm vi trong và ngoài nước, tính tới thời điểm trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên).

Không dễ dàng tạo ra bởi người có hiểu biết thông thường

Tuy vậy, việc quy định như thế nào là hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng hiện nay vẫn chưa được quy định cụ thể. Điều này dẫn đến việc đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp trên thực tế vẫn là vấn đề khó để diễn đạt một cách chi tiết và rõ ràng nhất.

2. Cách đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp thường được Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá dựa trên sự so sánh đặc điểm tạo dáng cơ bản của KDCN đó so với các KDCN đối chứng trùng lặp hoặc tương tự đã được thể hiện trước đây. Trong đó, đặc điểm tạo dáng cơ bản là những dấu hiệu tạo dáng như hình vẽ, đường khối, màu sắc, tương quan vị trí, tương quan kích thước,... mà dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và giúp nhận dạng, phân biệt KDCN này với các KDCN khác.

Về cơ bản, KDCN không đòi hỏi phải có bước tiến đặc biệt để thể hiện yếu tố sáng tạo như đối với sáng chế. Một kiểu dáng có thể được công nhận bảo hộ khi thể hiện được sự sáng tạo ở một khía cạnh nhất định như họa tiết thể hiện trên nhãn sản phẩm gắn trên túi cà phê, nhãn sản phẩm, bao gói đựng phân bón,...

Hình dáng thể hiện bên ngoài bao bì sản phẩm

3. Các trường hợp kiểu dáng công nghiệp không được coi là có tính sáng tạo

Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định rõ về việc như thế nào là hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng khi đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp. Tuy vậy, thông tư 01/2007/TT-BKHCN có liệt kê các trường hợp KDCN không được xem là có tính sáng tạo, từ đó có thể sử dụng phương pháp loại trừ khi đánh giá, cụ thể:

- KDCN là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết như chỉ sắp đặt, lắp ghép các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai trước đây một cách đơn giản như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng,...

Như vậy, sự sáng tạo của KDCN không dừng lại ở việc sáng tạo trong tính thẩm mỹ mà còn đòi hỏi có sự kết hợp sáng tạo trong kỹ thuật. Tuy không khắt khe như sáng chế nhưng yêu cầu này lại vô cùng hợp lý trước tình trạng đạo nhái trở nên phổ biến và tràn lan hiện nay.

Đồ chơi mô phỏng ô tô

- KDCN là hình dáng sao chép/ mô phỏng một phần hoặc toàn bộ các đối tượng như:

+ Hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, động vật,... hoặc hình dáng của các hình hình học như hình tròn, elip, vuông, chữ nhật,... đã được biết đến rộng rãi.

+ Hình dáng của sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới, ví dụ như các sản phẩm quà lưu niệm mô phỏng tháp eiffel, tháp nghiêng pisa,...

+ KDCN thuộc lĩnh vực khác nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến một cách rộng rãi trên thực tế, ví dụ như các sản phẩm trẻ em mô phỏng ô tô, xe máy, máy bay, bộ đồ nghề sửa xe, bộ dụng cụ khám bệnh,...

4. Tại sao cần yêu cầu về tính sáng tạo khi xem xét bảo hộ kiểu dáng công nghiệp?

Một KDCN được bảo hộ tương ứng với việc Chủ sở hữu được pháp luật bảo vệ quyền sở hữu trước hành vi xâm phạm quyền đối với KDCN của các chủ thể khác. Để làm được điều đó, yêu cầu về tính “độc quyền” cần được thể hiện trên KDCN đăng ký bảo hộ. Có nghĩa là, sản phẩm đó phải thể hiện được sự tìm tòi sáng tạo, mức độ đầu tư và sự “khác biệt” so với các sản phẩm tương ứng trên thị trường hiện nay.

Sáng tạo là bàn đạp để kinh tế phát triển

Mặt khác, tính sáng tạo vừa là yêu cầu vừa là động lực để kinh tế thị trường phát triển. Đặc biệt khi mà thị hiếu của khách hàng yêu cầu về mặt cảm quan và tính mỹ thuật đối với các sản phẩm hiện nay ngày càng tăng. Trên thực tế, điều đó thể hiện rõ nét qua việc người dùng liên tục lựa chọn các dòng xe hơi, điện thoại di động, túi xách,... với mẫu mã ấn tượng. Vì vậy, tính sáng tạo là một yêu cầu tất yếu để pháp luật ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với một KDCN. Chúng vừa thể hiện được bản chất mục đích bảo hộ tài sản sở hữu trí tuệ, vừa là yêu cầu cấp thiết để thúc đẩy nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển.

Tính sáng tạo là một trong những điều kiện chung khi Cục Sở hữu trí tuệ xem xét KDCN có đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ hay không. Bởi lẽ, tính sáng tạo của KDCN là yếu tố thể hiện rõ nét nhất mức độ tư duy cùng công sức của nhà sản xuất khi tạo nên kiểu dáng đó so với các chủ thể khác sản xuất các sản phẩm cùng loại. Do đó, KDCN sẽ không thể được bảo hộ nếu nó chỉ được tạo ra bằng cách mô phỏng hay biến đổi đơn giản từ một hay nhiều sản phẩm trước đó.

Sửa đổi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quá trình cần nhiều thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp văn bằng bảo hộ. Trong khoảng thời gian này, chủ đơn có thể có sự thay đổi về thông tin như tên, địa chỉ hoặc cần sửa đổi mô tả, bản vẽ, hình chụp của kiểu dáng công nghiệp. Khi đó, họ có thể tiến hành thủ tục sửa đổi đăng ký kiểu dáng công nghiệp để Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận lại lại các thông tin này lần nữa.

Read more ...

Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Thông thường, người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đồng thời là chủ sở hữu KDCN, tuy vậy cũng có nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của KDCN. Việc này phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tác giả - chủ sở hữu - KDCN. Theo đó, chúng ta có thể tiếp cận quyền đối với KDCN thông qua hai khía cạnh là quyền của tác giả KDCN và quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN đó.

Read more ...

Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Các kiểu dáng công nghiệp khi không có sự khác biệt quá lớn và đều được phát triển từ một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất được gọi là các phương án của một kiểu dáng công nghiệp. Chủ đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án khi thể hiện được tính thống nhất của các phương án này trong nội dung đơn đăng ký.

Read more ...

Kiểu dáng công nghiệp là gì

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm thể hiện qua các yếu tố có thể thấy được như hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng. Đây là yếu tố quyết định rất lớn đến vấn đề định giá sản phẩm cũng như mang lại giá trị kinh tế cao cho chủ sở hữu. Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp cũng là đối tượng được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ.

Read more ...

Gia hạn hiệu lực bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Gia hạn hiệu lực kiểu dáng công nghiệp là cách gọi tắt của gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Theo đó, mỗi bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời hạn nhất định theo quy định của pháp luật. Khi hiệu lực của văn bằng này hết, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục gia hạn hiệu lực để có thể tiếp tục là chủ sở hữu văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó!

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)