- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trong thời kỳ hiện nay là điều hết sức quan trọng. Để cạnh tranh với các đối thủ trên nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất không chỉ chú trọng vào chất lượng mà còn đầu tư vào việc thiết kế hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Sự sáng tạo của các thiết kế này được pháp luật Việt Nam hiện hành bảo hộ nếu đáp ứng những điều kiện nhất định!

1. Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là gì?

Cũng giống như các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, kiểu dáng công nghiệp (KDCN) được pháp luật về Sở hữu trí tuệ bảo hộ nhằm công nhận các quyền của chủ thể sở hữu đối với KDCN đó. Việc bảo hộ này được thể hiện dưới hình thức cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Chủ thể sáng tạo cần tìm hiểu các quy định về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bảo hộ KDCN là cách thức để cơ quan nhà nước đảm bảo cho tài sản trí tuệ của cá nhân/doanh nghiệp được bảo vệ trước những sự xâm phạm của người khác. Quá trình này được Nhà nước thực hiện thông qua các biện pháp như: ban hành các quy định của pháp luật về quyền của chủ sở hữu đối với KDCN đó; có nhiều phương thức, biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ văn bằng.

2. Điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật đặt ra bao gồm: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

2.1. Điều kiện về tính mới của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu nó khác biệt đáng kể với những KDCN đã bị bộc lộ, công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hay bất kỳ hình thức nào khác ở trong và ngoài nước trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký KDCN được hưởng quyền ưu tiên.

Sự khác biệt đáng kể của các KDCN thể hiện ở chỗ có những đặc điểm hình dáng dễ nhận biết, ghi nhớ và dùng chúng để phân biệt với những KDCN khác. Những đặc điểm đó được thể hiện qua đường nét, kích thước, màu sắc, hình khối, tương quan vị trí của các yếu tố tạo thành tổng thể kiểu dáng này.

2.2. Điều kiện về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các KDCN đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên (trường hợp đơn đăng ký KDCN được hưởng quyền ưu tiên), nó không thể được tạo ra một cách dễ dàng với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Kiểu dáng công nghiệp muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện khác nhau

Tính sáng tạo của KDCN thể hiện ở chỗ kiểu dáng đó được thực hiện bằng những nỗ lực và công sức lao động trí óc để tác giả tạo ra nó. Vì vậy, vấn đề KDCN này không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình trở thành tiêu chí quan trọng khi đánh giá tính sáng tạo của KDCN đó. Tuy nhiên, việc đánh giá, thẩm định có hay không tính sáng tạo cần được cân nhắc dựa trên các yếu tố cụ thể của từng vụ việc trên thực tế.

2.3. Điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm tương tự bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. Điều kiện thứ ba này thường là yếu tố cơ bản để xác định hình dáng bên ngoài của sản phẩm đó có được bảo hộ là một KDCN hay không. Chúng thể hiện được yếu tố “công nghiệp” mà khái niệm kiểu dáng công nghiệp mà pháp luật muốn hướng đến.

Khả năng áp dụng công nghiệp của KDCN có thể là kiểu dáng sản phẩm phải thể hiện ở dạng tồn tại ổn định, tức là không thay đổi theo tính chất nguyên liệu hay môi trường khác nhau, đồng thời không được thể hiện dưới một hình dạng thương mại hay sản phẩm thông thường trên thị trường.

3. Khi nào kiểu dáng đã bộc lộ nhưng không mất tính mới?

Thông thường, tính mới của kiểu dáng công nghiệp phụ thuộc vào yếu tố “bộc lộ công khai” khi đánh giá kiểu dáng đó. Tuy vậy, trong một số trường hợp, nếu người có quyền đăng ký KDCN nộp đơn trong vòng 06 tháng sau khi công bố vẫn được xem không mất tính mới. Cụ thể:

- KDCN bị người khác công bố công khai khi chưa được sự cho phép của người có quyền đăng ký;

- KDCN được người có quyền đăng ký dưới dạng báo cáo khoa học;

- KDCN được người có quyền đăng ký trưng bày tại triển lãm quốc gia Việt Nam hoặc Quốc tế một cách chính thức (hoặc được thừa nhận là chính thức).

Trong một số trường hợp, kiểu dáng đã bộc lộ nhưng vẫn còn tính mới

4. Kiểu dáng riêng phần có được bảo hộ tại Việt Nam?

Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định rằng kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm. Theo đó, Thông tư 02/2007/BKHCN giải thích những “sản phẩm” này có thể là các sản phẩm trong một bộ sản phẩm. Chúng có thể là một bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm khác như đồ vật, dụng cụ, thiết bị,...

Tuy vậy, kiểu dáng riêng phần này cần đáp ứng điều kiện cơ bản là có kết cấu, chức năng rõ ràng và có khả năng lưu thông độc lập. Khi đó, dưới góc độ kinh tế, kiểu dáng công nghiệp này mới mang lại những giá trị độc lập. Và vì vậy, khi đáp ứng các điều kiện cơ bản thì KDCN này vẫn được bảo hộ theo quy định pháp luật Việt Nam.

Ngược lại, khi kiểu dáng riêng phần không có khả năng lưu thông độc lập, chỉ phát huy tác dụng khi được gắn vào tổng thể sản phẩm nhất định thì nó là một phần bắt buộc và không tách rời của sản phẩm đó. Vì vậy, pháp luật Việt Nam không bảo hộ cho kiểu dáng riêng phần này dù chúng đáp ứng tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp là tài sản sở hữu trí tuệ mang lại lợi ích cao cho chủ sở hữu nếu biết cách sử dụng hợp lý. Công sức và sự đầu tư cần có để cho ra đời mỗi kiểu dáng chất lượng là rất lớn nên chủ sở hữu luôn muốn đăng ký để được pháp luật bảo hộ. Tuy vậy, mỗi kiểu dáng công nghiệp được pháp luật Việt Nam bảo hộ luôn cần đáp ứng các điều kiện cơ bản như: có tính mới, có tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định để được bảo hộ tại Việt Nam. Theo đó, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là một trong ba tiêu chuẩn chung cần được đánh giá khi thẩm định nội dung đơn đăng ký. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nội hàm cũng như cách đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp qua bài viết dưới đây.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quá trình cần nhiều thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp văn bằng bảo hộ. Trong khoảng thời gian này, chủ đơn có thể có sự thay đổi về thông tin như tên, địa chỉ hoặc cần sửa đổi mô tả, bản vẽ, hình chụp của kiểu dáng công nghiệp. Khi đó, họ có thể tiến hành thủ tục sửa đổi đăng ký kiểu dáng công nghiệp để Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận lại lại các thông tin này lần nữa.

Read more ...

Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Thông thường, người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đồng thời là chủ sở hữu KDCN, tuy vậy cũng có nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của KDCN. Việc này phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tác giả - chủ sở hữu - KDCN. Theo đó, chúng ta có thể tiếp cận quyền đối với KDCN thông qua hai khía cạnh là quyền của tác giả KDCN và quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN đó.

Read more ...

Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Các kiểu dáng công nghiệp khi không có sự khác biệt quá lớn và đều được phát triển từ một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất được gọi là các phương án của một kiểu dáng công nghiệp. Chủ đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án khi thể hiện được tính thống nhất của các phương án này trong nội dung đơn đăng ký.

Read more ...

Kiểu dáng công nghiệp là gì

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm thể hiện qua các yếu tố có thể thấy được như hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng. Đây là yếu tố quyết định rất lớn đến vấn đề định giá sản phẩm cũng như mang lại giá trị kinh tế cao cho chủ sở hữu. Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp cũng là đối tượng được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ.

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)