- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Bản mô tả là tài liệu thuyết minh quan trọng và bắt buộc cần có trong mỗi hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Văn bản này trình bày theo thứ tự, bao quát và chính xác hình dáng bên ngoài sản phẩm được dùng đăng ký bảo hộ. Vậy, pháp luật Sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về nội dung và hình thức trình bày của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp?

1. Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là gì?

Bản mô tả là tài liệu tối thiểu cần có trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp (KDCN). Tài liệu này giúp người đọc hiểu rõ về nội dung, cấu tạo cũng như cách nhìn bao quát nhất về hình dáng bên ngoài sản phẩm được đăng ký KDCN.

Bản mô tả KDCN là tài liệu thuyết minh, kết hợp cùng hình ảnh và bản vẽ làm toát lên nội dung yêu cầu bảo hộ. Đây cũng là cơ sở để Thẩm định viên có thể xem xét và đánh giá tính mới, sự sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của nó. Đây cũng là lý do tại sao Bản mô tả là tài liệu bắt buộc và mang ý nghĩa quan trọng khi chủ đơn đăng ký KDCN.

Bản mô tả là tài liệu tối thiểu cần có trong hồ sơ đăng ký KDCN

2. Nội dung bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Nhằm thống nhất quản lý và thuận tiện cho quá trình thẩm định, pháp luật Sở hữu trí tuệ có những quy định về bố cục nội dung cần có trong mỗi bản mô tả KDCN, cụ thể:

(1) Tên KDCN:

- Tên chính sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp, ví dụ: hình dáng bên ngoài của bao gói đựng cà phê thì tên KDCN là "bao gói";

- Thể hiện bằng từ ngữ thông dụng, không chứ ký hiệu, chú thích, chỉ dẫn thương mại và không mang tính chất quảng cáo. Ví dụ: Bao gói cà phê thượng hạng.

(2) Lĩnh vực sử dụng KDCN:

- Lĩnh vực sử dụng cụ thể của sản phẩm mang KDCN;

- Nêu rõ mục đích sử dụng, ví dụ: Bao gói đựng sản phẩm cà phê bột.

Cần nêu rõ mục đích sử dụng

(3) KDCN tương tự gần nhất:

- Nêu rõ KDCN đã biết đến rộng rãi (đã được bộc lộ công khai trước đây), ít khác biệt nhất với KDCN cùng loại sản phẩm nêu trong đơn;

- Nêu rõ nguồn thông tin bộc lộ công khai KDCN tương tự gần nhất đó.

(4) Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ:

- Liệt kê lần lượt, phù hợp với số thứ tự được ghi của ảnh chụp, bản vẽ;

- Hình vẽ thể hiện được tổng quan hình dáng bên ngoài của sản phẩm được đăng ký: hình phối cảnh, hình chiếu, mặt cắt,... (nếu có).

Hình vẽ thể hiện được tổng quan hình dáng bên ngoài của sản phẩm

(5) Phần mô tả KDCN:

- Thể hiện được đầy đủ các đặc điểm tạo dáng thể hiện bản chất KDCN, đồng thời chỉ ra được các đặc điểm tạo dáng mới và khác biệt so với KDCN tương tự gần nhất đã nêu.

Trong đó, đặc điểm tạo dáng của KDCN là các yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, màu sắc, tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước để khi kết hợp các đặc điểm khác tạo thành một tập thể cần và đủ để hình thành KDCN đó.

- Phần mô tả cần thể hiện nội dung phù hợp với đặc điểm tạo dáng được thể hiện trong bộ ảnh chụp hay bản vẽ;

- Nội dung trình bày theo thứ tự: Đặc điểm hình khối, đường nét, tương quan các đặc điểm hình khối và/ hoặc đường nét, các đặc điểm màu sắc (nếu có);

(6) Yêu cầu bảo hộ KDCN:

- Yêu cầu bảo hộ cần liệt kê đầy đủ đặc điểm tạo dáng cần và đủ để xác định bản chất của KDCN + phạm vi quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN đó, được thể hiện trên ảnh chụp, bản vẽ trong hồ sơ đăng ký, bao gồm các đặc điểm tạo dáng mới và khác biệt so với KDCN tương tự đã biết trước đó.

3. Một số lưu ý khác

- Nội dung bản mô tả cần thể hiện khách quan đặc điểm và bản chất KDCN, không mang tính quảng cáo, không viết tắt, thống nhất sử dụng từ ngữ, ký hiệu theo quy chuẩn tại Việt Nam.

- Sản phẩm có trạng thái sử dụng khác nhau thì mô tả kiểu dáng của sản phẩm ở các trạng thái khác nhau, ví dụ: Khớp nối có thể gấp lại được; sản phẩm có nắp đóng mở.

- KDCN có nhiều phương án thì phải nêu phương án cơ bản và đánh số lần lượt các phương án biến thể khác, đồng thời chỉ rõ sự khác biệt của từng phương án so với phương án cơ bản.

KDCN có nhiều phương án thì phải nêu phương án cơ bản

- KDCN là kiểu dáng của một bộ sản phẩm thì bản mô tả cần thể hiện đầy đủ kiểu dáng của từng sản phẩm trong bộ đó.

- Trường hợp không tra cứu được hoặc không biết về KDCN tương tự gần nhất thì điền “Không biết” vào mục (3) KDCN tương tự gần nhất.

- Bản mô tả có mối liên hệ mật thiết với bản vẽ hoặc hình chụp mô phỏng sản phẩm đăng ký KDCN. Tuy nhiên, ngoài những nội dung yêu cầu về bản mô tả nêu trên, chủ đơn cũng cần chú ý về các yêu cầu khi chuẩn bị hình chụp hoặc bản vẽ, ví dụ: Hình vẽ cần thể hiện rõ ràng, sắc nét; các hình cần thể hiện chung tỉ lệ; thể hiện KDCN theo một chiều; đầy đủ các hình chụp, bản vẽ từ nhiều hướng để thể hiện toàn diện nhất về KDCN, ...

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là tài liệu bắt buộc và là cơ sở để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện bảo hộ như tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp. Nội dung bản mô tả cần đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu của pháp luật, đồng thời thể hiện đầy đủ và khách quan nhất bản chất KDCN cùng đặc điểm mới, khác biệt so với các KDCN đã biết được công khai trước đó.

Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp đăng ký cần đáp ứng các điều kiện nhất định mà pháp luật quy định để được bảo hộ tại Việt Nam. Theo đó, tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp là một trong ba tiêu chuẩn chung cần được đánh giá khi thẩm định nội dung đơn đăng ký. Cùng tìm hiểu rõ hơn về nội hàm cũng như cách đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp qua bài viết dưới đây.

Read more ...

Sửa đổi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là quá trình cần nhiều thời gian để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp văn bằng bảo hộ. Trong khoảng thời gian này, chủ đơn có thể có sự thay đổi về thông tin như tên, địa chỉ hoặc cần sửa đổi mô tả, bản vẽ, hình chụp của kiểu dáng công nghiệp. Khi đó, họ có thể tiến hành thủ tục sửa đổi đăng ký kiểu dáng công nghiệp để Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận lại lại các thông tin này lần nữa.

Read more ...

Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp

Thông thường, người sáng tạo ra kiểu dáng công nghiệp đồng thời là chủ sở hữu KDCN, tuy vậy cũng có nhiều trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của KDCN. Việc này phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tác giả - chủ sở hữu - KDCN. Theo đó, chúng ta có thể tiếp cận quyền đối với KDCN thông qua hai khía cạnh là quyền của tác giả KDCN và quyền sở hữu công nghiệp đối với KDCN đó.

Read more ...

Phương án của kiểu dáng công nghiệp

Các kiểu dáng công nghiệp khi không có sự khác biệt quá lớn và đều được phát triển từ một ý tưởng sáng tạo chung duy nhất được gọi là các phương án của một kiểu dáng công nghiệp. Chủ đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có nhiều phương án khi thể hiện được tính thống nhất của các phương án này trong nội dung đơn đăng ký.

Read more ...

Kiểu dáng công nghiệp là gì

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm thể hiện qua các yếu tố có thể thấy được như hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp của chúng. Đây là yếu tố quyết định rất lớn đến vấn đề định giá sản phẩm cũng như mang lại giá trị kinh tế cao cho chủ sở hữu. Đồng thời, kiểu dáng công nghiệp cũng là đối tượng được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ.

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)