- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Trong nền kinh tế, khi mà trong cùng một lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau cùng hoạt động thì làm cách nào các doanh nghiệp có thể khẳng định được sự khác biệt của mình để được khách hàng, bạn hàng, đối tác nhận diện và ưu tiên lựa chọn? Yếu tố quan trọng trả lời cho điều này chính là Tên thương mại - một đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.

1. Tên thương mại là gì?

Tên thương mại là đối tượng khá gần gũi nhưng không phải ai cũng hiểu một cách chính xác tên thương mại là gì. Một trong các vấn đề thường gặp là sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và tên thương.

1.1. Khái niệm tên thương mại

Tên thương mại là tên gọi của cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh. Trong đó:

- Lĩnh vực kinh doanh có thể hiểu là một mảng của nền kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình để thu lợi nhuận. Các lĩnh vực kinh doanh bao gồm:

+ Sản xuất (như sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp);

+ Thương mại (như mua bán trực tiếp, đại lý bán hàng);

+ Dịch vụ (như sửa chữa, tư vấn pháp luật, vận tải, du lịch).

Ví dụ: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà - Lĩnh vực sản xuất thực phẩm khác

Công ty TNHH Shopee Express - Lĩnh vực dịch vụ vận tải, bưu chính…

Công ty TNHH Thực phẩm PepsiCo Việt Nam - Lĩnh vực sản xuất thực phẩm

- Khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng .

Tên thương mại để phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác

1.2. Phân biệt tên thương mại và nhãn hiệu

Tên thương mại và nhãn hiệu đều có chức năng giống nhau là phân biệt, nhưng nhãn hiệu dùng để phân biệt nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ còn tên thương mại dùng để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực, khu vực kinh doanh.

Một chủ thể kinh doanh chỉ được sử dụng một tên thương mại trong khi có thể sở hữu và sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác.

Ví dụ: Công ty TNHH Thực phẩm Pepsico Việt Nam là tên thương mại để phân biệt với các chủ thể kinh doanh khác cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm tại Việt Nam. Công ty này sở hữu nhiều nhãn hiệu nước giải khát như Twister, Sting, Pepsi cola, Aquafina, Mirinda, Lipton, Tropicana, 7up,… dùng để phân biệt với các loại nước giải khát của các tổ chức, các nhân khác.

2. Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

- Chủ thể kinh doanh xác lập quyền đối với tên thương mại dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không dựa trên văn bằng bảo hộ.

Chủ thể kinh doanh xác lập quyền đối với tên thương mại của mình

Cũng cần lưu ý là, không phải lúc nào thời điểm chủ thể kinh doanh được thành lập hợp pháp cũng được xem là thời điểm tên thương mại bắt đầu được sử dụng. Cụ thể, nó chỉ được xem là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.

Theo đó, thời điểm sử dụng tên thương mại là thời điểm chủ thể kinh doanh thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày 01/7/2015 nhưng tới 05/6/2017, công ty này mới bắt đầu sử dụng tên thương mại của mình trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo… Vậy thời điểm công ty trên xác lập quyền đối với tên thương mại sẽ là từ ngày 05/06/2017 (thời điểm sử dụng tên thương mại trên thực tế).

- Quyền đối với tên thương mại của người xác lập sau có thể bị hủy bỏ hoặc không được công nhận nếu xung đột quyền đối với tên thương mại của người đã xác lập trước.

- Quyền đối với tên thương mại được bảo hộ vô thời hạn, cho đến khi chủ sở hữu không sử dụng tên thương mại trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất nữa hoặc tên thương mại không còn đạt được khả năng phân biệt với tên thương mại của chủ thể khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

3. Chủ sở hữu và quyền của chủ sở hữu tên thương mại

3.1. Ai là chủ sở hữu tên thương mại?

Chủ sở hữu của tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh, cụ thể là các chủ thể kinh doanh như: doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã.

Chủ sở hữu sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh

3.2. Quyền của chủ sở hữu tên thương mại

Chủ sở hữu của tên thương mại có các quyền sau đây:

- Sử dụng tên thương mại của mình nhằm thực hiện các hành vi nhằm mục đích thương mại như: xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện trên các giao dịch như ký kết hợp đồng, ghi trên biển hiệu, đơn chào hàng, bao bì hàng hóa, sản phẩm,…

- Ngăn cấm người khác sử dụng tên thương mại bằng việc phản đối và yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn cấm việc sử dụng tên thương mại bất hợp pháp đó.

- Chuyển nhượng tên thương mại cho tổ chức, cá nhân khác;

Đồng thời, chủ sở hữu cũng lưu ý:

- Tên thương mại chỉ được chuyển giao quyền sở hữu khi chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

- Tên thương mại không được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Với, chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại được hiểu là cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng tên thương mại thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Tên thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt các chủ thể kinh doanh cùng hoạt động trong một lĩnh vực, khu vực kinh doanh. Sự khác biệt trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp của tên thương mại là theo nguyên tắc tự động mà không phải thông qua một thủ tục pháp lý nào. Nỗ lực và uy tín của doanh nghiệp nói riêng và chủ thể kinh doanh nói chung sẽ được đền đáp qua sự nổi tiếng của tên thương mại, tạo nên dấu ấn đáng tin cậy và trở thành sự lựa chọn hàng đầu đối với bạn hàng, đối tác kinh doanh.

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)