- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Để đảm bảo chức năng phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và khu vực địa lý nhất định, tên thương mại là đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ. Tuy vậy, tên thương mại cũng cần đáp ứng nhiều điều kiện nhất định để được bảo hộ.

1. Cơ chế bảo hộ đối với tên thương mại

Chủ sở hữu tên thương mại không cần thực hiện thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước để xác lập quyền sở hữu mà được xác lập tự động khi chủ sở hữu sử dụng tên thương mại hợp pháp trên thực tế.

Cũng vì vậy, khi xảy ra tranh chấp đối với tên thương mại, chủ sở hữu phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng. Đồng thời, tên thương mại cần đáp ứng các tiêu chí mà pháp luật đặt ra để bảo hộ cho chính nó.

Quyền sở hữu với tên thương mại được xác lập trên cơ sở “sử dụng hợp pháp”

2. Các tiêu chí cần đáp ứng để tên thương mại được pháp luật bảo hộ

So với điều kiện mà pháp luật quy định cho các đối tượng khác, điều kiện bảo hộ tên thương mại có phần trừu tượng và yêu cầu cao hơn. Pháp luật quy định tên thương mại muốn được bảo hộ cần phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

2.1. Tên thương mại phải có chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp được biết đến rộng rãi qua sử dụng

Luật doanh nghiệp có những quy định về cách thức đặt tên doanh nghiệp bao gồm hai thành tố là: thành phần mô tả và thành phần tên riêng. Trong đó:

- Đối với phần mô tả, các doanh nghiệp đều phải đặt theo hình thức pháp lý và lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động ví dụ “Công ty TNHH, Công ty cổ phần”. Đây được xem là thành phần không có khả năng phân biệt.

- Khả năng phân biệt của tên thương mại nằm ở phần còn lại đó là phần tên riêng trong tên doanh nghiệp. ví dụ “Công ty TNHH MTV Trường Luật”, trong đó, thành phần tên riêng “Trường Luật” được xem xét là yếu tố có khả năng phân biệt của tên thương mại với các chủ thể kinh doanh khác.

Tuy nhiên, có một số trường hợp doanh nghiệp không có thành phần tên riêng nhưng vẫn xét là có khả năng phân biệt do quá trình sử dụng thực tế rộng rãi, được người tiêu dùng biết đến đông đảo như “Công ty cổ phần bánh mứt kẹo Hà Nội” v.v…

2.2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh

Đối với tiêu chí này, khả năng phân biệt của tên thương mại được xác định bởi 3 yếu tố chính đó là: Tên gọi được coi là tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh. Trong đó:

- Tên thương mại có khả năng phân biệt như đã trình bài tại mục 2.1;

- Lĩnh vực kinh doanh của tên thương mại được xác định theo đối tượng kinh doanh thực tế như các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phân phối.

- Khu vực kinh doanh là lãnh thổ (vùng địa lý) nơi chủ sở hữu tên thương mại thực hiện hoạt động kinh doanh.

2.3. Không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng

Trên thực tế, tên thương mại của doanh nghiệp thường có thành phần tên riêng hoặc tên viết tắt trùng với nhãn hiệu của chính doanh nghiệp, ví dụ: HONDA, YAMAHA, Trung Nguyên,… Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp tên thương mại của doanh nghiệp này lại có thể trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Khi đó, nếu nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng hợp pháp thì tên thương mại này sẽ không được pháp luật bảo hộ.

Không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ

Nói tóm lại, thời gian bắt đầu sử dụng tên thương mại là căn cứ then chốt để xác định tên thương mại đó có được bảo hộ hay không. Theo đó, việc bảo hộ tên thương mại cũng có thể bị bác bỏ nếu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ trước ngày tên thương mại được sử dụng,

3. Các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa tên thương mại

Các chủ thể kinh doanh có quyền tự do lựa chọn tên thương mại của mình, tuy nhiên không phải lúc nào tên thương mại cũng được pháp luật chấp nhận bảo hộ. Theo đó, việc đặt và sử dụng tên thương mại không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Việc đặt và sử dụng tên thương mại không được xâm phạm lợi ích Nhà nước

Cụ thể hơn, tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại . Ngoài ra, tên chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh cũng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Đáp ứng các điều kiện bảo hộ tên thương mại cần phải dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Các chủ thể kinh doanh trên thị trường thường ít chú ý đến vấn đề này cho đến khi tên thương mại của mình bị xâm phạm. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần ý thức và chú ý hơn ngày từ những ngày đầu lựa chọn và sử dụng tên thương mại cho cơ sở kinh doanh của mình.

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)