
Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng như góp phần nâng cao giá trị hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển các lợi thế riêng của từng khu vực, địa phương và xúc tiến hoạt động xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tuy nhiên, một đối tượng để được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

Giống cây trồng cần là giống cây được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc danh mục cây trồng được Nhà nước bảo hộ mới được cân nhắc, xem xét bảo hộ như một đối tượng Sở hữu trí tuệ. Theo đó, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký và giống cây trồng đó cần đáp ứng các điều kiện chung khác như có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp để được công nhận và cấp Bằng độc quyền Giống cây trồng.

Giống cây trồng thông qua phát hiện tự nhiên hoặc quá trình cải tạo giống mà mang trong mình nhiều đặc điểm ưu việt, từ đó mang lại giá trị kinh tế cho chủ sở hữu nói chung và nền kinh tế nước nhà nói chung. Đơn cử có thể nhắc đến như Giống Bơ Booth, giống Sầu riêng Ri6, Lúa ST25,... Tuy vậy, dưới góc độ pháp luật sở hữu trí tuệ “Giống cây trồng” được định danh, xác lập quyền và bảo hộ làm sao?

Để đảm bảo chức năng phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và khu vực địa lý nhất định, tên thương mại là đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ. Tuy vậy, tên thương mại cũng cần đáp ứng nhiều điều kiện nhất định để được bảo hộ.

Trong nền kinh tế, khi mà trong cùng một lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều chủ thể kinh doanh khác nhau cùng hoạt động thì làm cách nào các doanh nghiệp có thể khẳng định được sự khác biệt của mình để được khách hàng, bạn hàng, đối tác nhận diện và ưu tiên lựa chọn? Yếu tố quan trọng trả lời cho điều này chính là Tên thương mại - một đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.