- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Trong thời đại công nghệ số phát triển toàn cầu, phần mềm máy tính luôn đóng một vai trò to lớn đối với hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Xuất phát từ đặc tính của phần mềm máy tính là dễ sao chép và sử dụng, do đó, yêu cầu đặt ra việc bảo hộ đối với đối tượng này là hết sức cần thiết. Cùng tìm hiểu rõ hơn cơ chế bảo hộ đối với phần mềm máy tính theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành nhé.

1. Định nghĩa phần mềm máy tính

Phần mềm máy tính có mặt hầu như ở khắp mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ nhà ở đến nơi làm việc, từ việc phục vụ cho nhu cầu giải trí đến việc xử lý những công việc đòi hỏi độ chính xác cao... Vậy phần mềm máy tính là gì mà có sức ảnh hưởng to lớn và rộng khắp đến vậy, và có được sự bảo hộ của pháp luật sở hữu trí tuệ không?

Phần mềm máy tính (chương trình máy tính) được định nghĩa là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Phần mềm máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh...

Theo đó, phần mềm máy tính được hiểu là một hoặc một nhóm chương trình được biểu hiện dưới dạng các chuỗi lệnh viết theo ngôn ngữ lập trình nhất định và các tệp dữ liệu có liên quan chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì để thực hiện một nhiệm vụ đề ra. Phần mềm máy tính có thể được sắp xếp dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ phần mềm văn phòng Microsoft Office, phần mềm kế toán Misa, phần mềm diệt virus Bkav...

Khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Phần mềm máy tính (chương trình máy tính) được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy”. Như vậy, phần mềm máy tính cũng là một loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật hiện nay.

2. Tại sao pháp luật bảo hộ phần mềm máy tính như một tác phẩm văn học

Có thể nói, phần mềm máy tính không mang những đặc tính thẩm mỹ hay nghệ thuật như các loại hình tác phẩm khác được bảo hộ quyền tác giả. Vậy tại sao đối tượng này vẫn được pháp luật bảo hộ như tác phẩm văn học?

Phần mềm máy tính được bảo hộ quyền tác giả như tác phẩm văn học

Sở dĩ phần mềm máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy bởi những lý do sau:

- Xét theo góc độ tiếp cận pháp luật thế giới:

Theo Khoản 1 Điều 10 Hiệp định TRIPS, chương trình máy tính được bảo hộ như một tác phẩm ngôn ngữ theo định nghĩa của Công ước Berne. Tiếp thu và ghi nhận sự phát triển của các nền pháp luật trên thế giới. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã ghi nhận việc bảo hộ phần mềm máy tính (chương trình máy tính) như một tác phẩm văn học.

Theo đó, các quốc gia thành viên Công ước Berne đều phải tôn trọng quyền tác giả đối với phần mềm máy tính kể từ thời điểm nó được công bố tại một quốc gia thành viên. Do đó, việc công nhận bảo hộ phần mềm máy tính như một tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế.

- Xét theo góc độ sắp xếp cơ chế bảo hộ của các đối tượng:

Phần mềm máy tính có vai trò chỉ dẫn cho máy tính biết phải làm gì để thực hiện một nhiệm vụ đề ra, tuy nhiên nhiệm vụ này khó có thể tạo ra một “sản phẩm” cụ thể. Do đó, không giống như các đối tượng sở hữu công nghiệp, giá trị của phần mềm máy tính không nằm ở chỗ áp dụng vào công nghiệp để sản xuất ra sản phẩm.

Chính vì vậy, phần mềm máy tính bị loại trừ khỏi phạm vi cấp bằng bảo hộ theo dạng đối tượng sở hữu công nghiệp và được bảo hộ theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả như một tác phẩm văn học. Hơn nữa, dưới góc độ bản chất thì phần mềm máy tính cũng được tạo ra theo “ngôn ngữ lập trình”, do đó, bảo hộ phần mềm máy tính như tác phẩm văn học được tạo ra bởi ngôn ngữ đặc biệt là phù hợp nhất.

Nên đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính ngay sau khi sáng tạo ra nó

3. Lợi ích khi đăng ký quyền tác giả đối với phần mềm máy tính

Do được bảo hộ như tác phẩm văn học nên tác giả phần mềm máy tính cũng có các quyền nhân thân: quyền đặt tên cho phần mềm máy tính, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên phần mềm máy tính, quyền công bố hoặc cho phép công bố phần mềm máy tính, và quyền bảo vệ sự toàn vẹn của phần mềm máy tính. Không những thế, phần mềm máy tính còn có giá trị kinh tế to lớn trong thời đại hiện nay.

Tuy nhiên, so với các loại hình tác phẩm khác, phần mềm máy tính nếu được công bố ra sẽ dễ dàng bị sao chép hoặc sử dụng trái phép. Mặc dù theo cơ chế bảo hộ quyền tác giả thì phần mềm máy tính được bảo hộ ngay khi hoàn thành dưới một hình thức nhất định nhưng thực hiện đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính đồng nghĩa với tác giả tự thiết lập hàng rào bảo vệ cho mình.

Vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả cho phần mềm máy tính là điều quan trọng, nhằm bảo vệ các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm phần mềm mà mình tạo ra hoặc sở hữu. Tác giả/chủ sở hữu nên cân nhắc đến vấn đề này khi đã dày công nghiên cứu, sáng tạo nên một tác phẩm phần mềm máy tính hữu ích cho đời sống công nghệ số!

Tác phẩm tạo hình là gì

Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức như hiện nay, bảo hộ quyền tác giả một cách hiệu quả mang lại nhiều giá trị trong việc làm giàu cho kho tàng tri thức. Đồng thời, thúc đẩy sự sáng tạo của con người bằng cách tạo ra các tác phẩm với nhiều loại hình khác nhau, trong đó không thể không kể đến tác phẩm tạo hình. Đây được coi là một loại hình tác phẩm có giá trị nghệ thuật to lớn đối với con người!

Read more ...

Quyền tác giả đối với tác phẩm

Các tác phẩm được sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học v.v… đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người. Để tạo ra các tác phẩm chất lượng, tác giả cần dành nhiều sự đầu tư về óc sáng tạo, tính thẩm mỹ, thời gian thậm chí là tiền bạc. Do đó, tác giả sáng tạo/ chủ sở hữu các tác phẩm đó được pháp luật bảo hộ và trao cho các quyền của tác giả đối với tác phẩm.

Read more ...

Mỹ thuật ứng dụng là gì

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các đối tượng bảo hộ quyền tác giả phổ hiện nhất hiện nay. Quyền tác giả tuy có thể xác lập trên cơ sở tự động (không cần đăng ký) nhưng trên thực tế, việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng lại mang đến nhiều lợi ích. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như quy định về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhé!

Read more ...

Đăng ký bản quyền Logo

Đăng ký bản quyền logo là quá trình yêu cầu Cục Bản quyền tác giả xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo. Sau khi được tác giả tạo hình dưới hình thức nhất định, một logo độc đáo, thu hút sự quan tâm của mọi người nên được thực hiện thủ tục ghi nhận các quyền sở hữu trí tuệ với cơ quan nhà nước để làm cơ sở chống lại các hành vi sao chép, ăn cắp bản quyền!

Read more ...

Đăng ký bản quyền bao bì sản phẩm

Bao bì sản phẩm là đối tượng sáng tạo mang lại nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt là trước tình hình cạnh tranh hiện nay của thị trường. Bằng sự sáng tạo, đầu tư cả về thời gian và công sức, tác giả, chủ sở hữu đối tượng mỹ thuật ứng dụng này thường chủ động đăng ký để được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Trong đó, đăng ký bản quyền bao bì - với thủ tục nhanh chóng, đơn giản thường được ưu tiên lựa chọn.

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)