- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp theo Quyết định số 369/QĐ-SHTT ngày 31/05/2007 của Cục Sở hữu trí tuệ.
- Trường Luật là Tổ chức tư vấn và dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan theo Văn bản số 22/BQTG-BQ ngày 05/02/2007 của Cục Bản quyền tác giả.
- Trường Luật là Tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng theo Thông báo số 57/TB-TT-VPBH ngày 15/01/2015 của Cục Trồng trọt.

 

Tác giả - người sáng tạo ra tác phẩm, là đối tượng chủ thể mà hầu như ai cũng có thể nhận biết khi đánh giá sự ra đời của một tác phẩm trên thực tế. Tuy vậy, bên cạnh khái niệm tác giả tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả hay chủ sở hữu tác phẩm là ai và có đồng nhất với khái niệm tác giả tác phẩm cũng là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm và vấn đề chủ sở hữu tác phẩm là ai?

1. Khái niệm về chủ sở hữu tác phẩm

Chúng ta sẽ không có bất kỳ một tác phẩm nào nếu không có hoạt động sáng tạo của tác giả và hoạt động đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà đầu tư. Nói cách khác, bên cạnh hoạt động sáng tạo thì hoạt động đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên tác phẩm. Khi đó, chủ sở hữu tác phẩm chính là chủ sở hữu quyền tác giả - người nắm giữ một/một số hoặc tất cả các quyền tài sản để khai thác, sử dụng tác phẩm.

Chủ sở hữu tác phẩm là ai?

Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả này được Nghị định 22/2018/NĐ-CP giải thích có thể là đối tượng:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chủ sở hữu quyền tác giả có thể đồng thời là tác giả tác phẩm hoặc là cá nhân/ tổ chức khác đầu tư trong quá trình sáng tạo và hoàn thiện tác phẩm. Đặc trưng cho quyền lợi của chủ sở hữu tác phẩm là quyền công bố tác phẩm và các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm bảo hộ. Lúc này, các quyền chủ sở hữu quyền tác giả có thể được chuyển nhượng hay để lại thừa kế.

2. Ai có thể là chủ sở hữu tác phẩm?

Khi xác định các chủ thể có vai trò quan trọng để tạo nên một tác phẩm thì bên cạnh việc ai là người sáng tạo ra chúng thì vẫn còn có vấn đề khác - ai là chủ sở hữu tác phẩm. Dưới đây là một số trường hợp cá nhân/ tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm thường gặp được pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định.

2.1. Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm

Tác giả là người sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm sẽ đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm đó. Lúc này, người sáng tạo ra tác phẩm - tác giả sẽ có các quyền nhân thân và quyền tài sản đầy đủ theo quy định pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu có thể đồng thời là tác giả

Trường hợp có nhiều tác giả cùng đầu từ về thời gian, công sức, tiền bạc để cùng sáng tạo ra tác phẩm thì chủ sở hữu quyền tác giả là tất cả đồng tác giả. Khi đó, các đồng tác giả có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản theo quy định Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm mình sáng tạo ra.

Trường hợp tuy các đồng tác giả cùng góp sức tạo ra tác phẩm nhưng có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến tác phẩm của các đồng tác giả khác thì người này có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó. Hay nói cách khác, họ là chủ sở hữu quyền tác giả cho phần tác phẩm riêng biệt đó.

2.2. Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả tác phẩm

Chủ sở hữu không đồng thời là tác giả tác phẩm thường là trường hợp tác giả được trả công để tạo ra tác phẩm thông qua việc nhận lương hoặc nhận tiền thuê từ cá nhân/ tổ chức khác. Lúc này, người trả lương/ trả tiền thuê cho tác giả thường là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này.

Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ cũng có quy định tương tự về việc cá nhân/ tổ chức giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sẽ là chủ sở hữu tác phẩm. Thông thường, cá nhân/ tổ chức này là người đầu tư, có sự hỗ trợ về tài chính cũng như cơ sở vật chất - kỹ thuật giúp tác giả có điều kiện tốt hoàn thành tác phẩm của mình.

2.3. Chủ sở hữu tác phẩm thông qua thừa kế

Các quyền tác giả của chủ sở hữu thường là quyền tài sản (thường là quyền khai thác và sử dụng tác phẩm) và quyền công bố tác phẩm, đây là những quyền lợi không gắn liền với tác giả. Do đó, quyền của chủ sở hữu có thể được chuyển giao hoặc để lại thừa kế cho cá nhân/ tổ chức khác.

Chủ sở hữu tác phẩm thông qua thừa kế

Luật Sở hữu trí tuệ cũng có những quy định cụ thể về vấn đề này, cụ thể người được thừa kế quyền tài sản theo quy định pháp luật thừa kế sẽ là chủ sở hữu các quyền nêu trên (quyền tài sản và quyền nhân thân - công bố sản phẩm). Ngoài ra, tổ chức/ cá nhân được chuyển giao một/một số hoặc toàn bộ các quyền nêu trên theo thoả thuận hợp đồng cũng là chủ sở hữu quyền tác giả.

2.4. Một số trường hợp khác

Ngoài những trường hợp xác định ai là chủ sở hữu tác phẩm nêu trên, pháp luật cũng ghi nhận một số trường hợp ít gặp khác, cụ thể:

- Đối với tác phẩm khuyết danh, cá nhân, tổ chức đang quản lý tác phẩm sẽ được hưởng các quyền của chủ sở hữu cho đến khi xác định được danh tính của tác giả. Trường hợp không có người quản lý, Nhà nước sẽ là chủ sở hữu tác phẩm này.

- Đối với trường hợp chủ sở hữu mất mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được hưởng quyền hưởng di sản thì Nhà nước sẽ là chủ sở hữu tác phẩm.

Chủ sở hữu tác phẩm có thể đồng thời là tác giả hoặc các đồng tác giả tạo nên tác phẩm. Tuy vậy, chủ sở hữu tác phẩm cũng có thể là cá nhân/ tổ chức khác, thậm chí là Nhà nước, người quản lý tác phẩm. Do đó, để ứng dụng và bảo vệ tốt hơn các quyền lợi của mình, tuỳ vào từng trường hợp, hoàn cảnh cụ thể mà ta cần phân biệt và xác định rõ chủ sở hữu và tác giả tác phẩm là ai.

Tác phẩm tạo hình là gì

Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức như hiện nay, bảo hộ quyền tác giả một cách hiệu quả mang lại nhiều giá trị trong việc làm giàu cho kho tàng tri thức. Đồng thời, thúc đẩy sự sáng tạo của con người bằng cách tạo ra các tác phẩm với nhiều loại hình khác nhau, trong đó không thể không kể đến tác phẩm tạo hình. Đây được coi là một loại hình tác phẩm có giá trị nghệ thuật to lớn đối với con người!

Read more ...

Quyền tác giả đối với tác phẩm

Các tác phẩm được sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học v.v… đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người. Để tạo ra các tác phẩm chất lượng, tác giả cần dành nhiều sự đầu tư về óc sáng tạo, tính thẩm mỹ, thời gian thậm chí là tiền bạc. Do đó, tác giả sáng tạo/ chủ sở hữu các tác phẩm đó được pháp luật bảo hộ và trao cho các quyền của tác giả đối với tác phẩm.

Read more ...

Phần mềm máy tính là gì

Trong thời đại công nghệ số phát triển toàn cầu, phần mềm máy tính luôn đóng một vai trò to lớn đối với hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Xuất phát từ đặc tính của phần mềm máy tính là dễ sao chép và sử dụng, do đó, yêu cầu đặt ra việc bảo hộ đối với đối tượng này là hết sức cần thiết. Cùng tìm hiểu rõ hơn cơ chế bảo hộ đối với phần mềm máy tính theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành nhé.

Read more ...

Mỹ thuật ứng dụng là gì

Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các đối tượng bảo hộ quyền tác giả phổ hiện nhất hiện nay. Quyền tác giả tuy có thể xác lập trên cơ sở tự động (không cần đăng ký) nhưng trên thực tế, việc đăng ký bản quyền cho tác phẩm mỹ thuật ứng dụng lại mang đến nhiều lợi ích. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như quy định về vấn đề bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng nhé!

Read more ...

Đăng ký bản quyền Logo

Đăng ký bản quyền logo là quá trình yêu cầu Cục Bản quyền tác giả xem xét cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho logo. Sau khi được tác giả tạo hình dưới hình thức nhất định, một logo độc đáo, thu hút sự quan tâm của mọi người nên được thực hiện thủ tục ghi nhận các quyền sở hữu trí tuệ với cơ quan nhà nước để làm cơ sở chống lại các hành vi sao chép, ăn cắp bản quyền!

Read more ...

Add: Số 51-53 Trần Não, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tel: 0902 000050 - 0904 000050  - 0906 000050 - 0908 000050  Email: info@truongluat.vn 
Working: 8h - 17h mỗi ngày (trừ Thứ Bảy, Chủ nhật, các ngày nghỉ lễ)